Longform

Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Kiến trúc sư" đổi mới

E-magazine Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Kiến trúc sư" đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Võ Văn Kiệt - tôi vẫn thân mật gọi là anh Sáu Dân - là "tổng công trình sư" nhiều dự án quan trọng của đất nước như: thủy điện Trị An, Thác Mơ, Yaly, đường dây tải điện siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc… và các chương trình lớn: khai thác kinh tế - xã hội Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, thoát lũ ra biển Tây, ngọt hóa bán đảo Cà Mau…
 



Nhiều năm làm việc dưới quyền anh Võ Văn Kiệt, tôi đã ảnh hưởng rất nhiều từ anh về cách dùng người - từ việc tin tưởng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho cán bộ trẻ thử thách, rèn giũa, sáng tạo... đến chuyện dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tôi cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ anh ở tầm nhìn chiến lược và tư duy tổng thể.  
 

 Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp hình kỷ niệm cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân khi đến thị sát công trường thi công đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp hình kỷ niệm cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân khi đến thị sát công trường thi công đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu



Tháng 4-1982, Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Văn Kiệt ra làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Khi đó, tôi đang làm Vụ phó Vụ Dầu khí và Địa chất của ủy ban. Anh Sáu Dân thường gọi cán bộ lên nhà công vụ trên Quảng Bá làm việc, thỉnh thoảng tôi cũng được gọi. Sau công việc, tôi thường được giữ lại ăn cơm cùng anh và những người trong bộ phận giúp việc.

Những năm này là thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Vai trò và quyền lực của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước rất lớn. Hình mẫu công tác kế hoạch được bê nguyên của Liên Xô, từ tổ chức bộ máy cho đến phương pháp kế hoạch hóa. Tất cả đều được giao theo kế hoạch, chỉ tiêu pháp lệnh - từ tiền vốn, vật tư thiết bị, giao thầu xây dựng, hàng hóa thiết yếu đến đào tạo, phân bổ lao động…
 

Ông Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23-11-1922 tại Vũng Liêm - Vĩnh Long, mất ngày 11-6-2008. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau khi anh Võ Văn Kiệt về làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, công tác kế hoạch được điều chỉnh linh hoạt hơn, mở rộng quyền chủ động kinh doanh - sản xuất cho cơ sở. Ngoài hệ thống kế hoạch pháp lệnh của nhà nước còn có thêm kế hoạch 2, kế hoạch 3.

Thời kỳ Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu sụp đổ, bằng cảm quan chính trị nhạy bén, anh Võ Văn Kiệt sớm nhận ra rằng lịch sử đã sang trang, thời thế đã thay đổi. Anh nói: "Thế giới ngày nay cần phải được hiểu theo cách mới, mọi suy nghĩ, ứng xử không thể nhất nhất như xưa. Ta phải biết tự tìm ra con đường đi cho đất nước mình". Muốn thoát khỏi tình thế nguy nan, Việt Nam phải có tư duy chính trị mới, biết tạo dựng những mối quan hệ mới, tìm ra những đối tác mới, nếu không sẽ bị chìm nghỉm trong một thế giới đang cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển.
 

Ngày 2-11-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt (giữa) kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Ảnh: TTXVN
Ngày 2-11-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt (giữa) kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Ảnh: TTXVN



Năm 1988, anh Võ Văn Kiệt rời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Dù thời gian gắn bó với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước không quá lâu nhưng anh đã tạo ra dấu ấn lâu dài tại đây và còn ảnh hưởng sâu sắc cho đến ngày hôm nay.
 



Ngày đầu tiên của năm mới 1993, tôi nhận nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, phụ trách mảng kinh tế đối ngoại. Chỉ ít tháng sau, tháng 6-1993, tôi được tháp tùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi khai thông quan hệ với Tây Âu, trước hết là Pháp, Đức, Bỉ...
 

Ông Võ Hồng Phúc (bìa phải) tháp tùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến công tác châu Âu năm 1993.
Ông Võ Hồng Phúc (bìa phải) tháp tùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến công tác châu Âu năm 1993.




Trong chuyến đi này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có các buổi làm việc với lãnh đạo nhiều nước châu Âu và đạt được những thỏa thuận cơ bản. Đó là việc hai bên sẽ lập đoàn đàm phán để ký kết hiệp định khung về hợp tác.

Chuyến đi đã tạo cho tôi mối quan hệ lâu dài để làm việc trong các năm tiếp theo. Sau đó, thay vì giao cho Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giao tôi trực tiếp làm trưởng đoàn đàm phán Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu.
 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt leo từng bậc thang trên đèo Lò Xo lên thăm cán bộ, công nhân đang tham gia xây dựng tuyến đường dây 500kV Bắc - Nam tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Võ Văn Kiệt leo từng bậc thang trên đèo Lò Xo lên thăm cán bộ, công nhân đang tham gia xây dựng tuyến đường dây 500kV Bắc - Nam tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có tầm nhìn xa, dùng người rất hay và luôn khuyến khích cán bộ của mình "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm". Nhờ có sự khuyến khích của anh, đội ngũ cán bộ cấp dưới chúng tôi dám làm và dám quyết nhiều việc quan trọng.

Tôi nhớ đầu năm 1993, chúng tôi làm việc về viện trợ thường niên với AIDAB (Cơ quan Viện trợ phát triển của Úc thời đó) tại Sydney. Trước khi đi, chúng tôi báo cáo với Thủ tướng và được anh Võ Văn Kiệt chấp thuận là viện trợ của Úc trong tài khóa tới sẽ làm cầu Quán Hàu (tỉnh Quảng Bình) cùng một vài cầu nhỏ dài trên 20 m; Ngân hàng Thế giới sẽ làm đường và cầu có chiều dài dưới 20 m trên Quốc lộ 1, đoạn từ Vĩnh Linh đến Nam sông Gianh (cầu sông Gianh do Pháp tài trợ). Nhưng khi chúng tôi đến Sydney, ông Tim Terry, Phó Tổng Giám đốc AIDAB, thông báo Chính phủ Úc vừa quyết định tài khóa tới sẽ tăng viện trợ cho Việt Nam lên 50%. Số tiền đó bảo đảm đủ 70% vốn cho cầu Mỹ Thuận.

Trưa hôm ấy, tôi hội ý với anh em trong đoàn, nói thay đổi phương án. Vì có nhiều tiền hơn nên cần tập trung hết cho cầu Mỹ Thuận, thiếu 30% thì lấy vốn đối ứng trong nước. Mọi người thấy hợp lý nhưng phân vân bởi  chưa xin ý kiến Thủ tướng.

Vì tôi là người chịu trách nhiệm, mà việc thông tin liên lạc thời đó rất khó khăn nên mọi người đều lo cho tôi. Tuy nhiên, tôi biết tính anh Sáu Dân: hễ làm gì có lợi cho dân, cho nước thì anh chắc chắn không bắt bẻ thủ tục. Ra cuộc họp, chúng tôi đề xuất dự án mới, nhấn mạnh vai trò cầu Mỹ Thuận với việc phát triển đồng bằng sông Cửu Long.
 

840 giua- Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và lao động với Thanh niên xung phong tại tỉnh Kiên Giang, năm 1979. Ảnh: Tư liệu
Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và lao động với Thanh niên xung phong tại tỉnh Kiên Giang, năm 1979. Ảnh: Tư liệu



Về đến Hà Nội, xuống máy bay, tôi đi thẳng đến nhà Thủ tướng Võ Văn Kiệt báo cáo kết quả chuyến đi. Đúng như dự đoán, anh khen chúng tôi chủ động, linh hoạt...

 

Mở đường quá trình chuyển tiếp của đất nước

Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc giai đoạn 2007 - 2016, nhận xét: "Ông Võ Văn Kiệt là người đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam cuối những năm 1980, mở đường cho quá trình chuyển tiếp của đất nước từ tình trạng nghèo khổ sang một thập kỷ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng. Thời gian làm Thủ tướng từ năm 1991 đến 1997, ông đã đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước trên thế giới".

---------------
Kỳ tới: "Hiện tượng Võ Văn Kiệt"


 

Bài viết: Võ Hồng Phúc (Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trình bài: Lê Duy



(Dẫn nguồn NLĐO)

http://https://nld.com.vn/thoi-su/thu-tuong-vo-van-kiet-kien-truc-su-doi-moi-20221113232329816.htm
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.