Longform

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đóng góp lớn phát triển văn hóa

E-magazine Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đóng góp lớn phát triển văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt không chỉ có những quyết sách quan trọng trong lĩnh vực kinh tế mà còn có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển văn hóa.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bày tỏ: "Với tôi, ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng đặc biệt bởi trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng toát lên năng lượng tích cực. Ông dám nghĩ, dám làm, quyết liệt trong hành động và đã làm là làm đến nơi đến chốn. Không có Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì khó có thể có được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như ngày nay. Ông đã 5 lần tháo gỡ khó khăn, tạo ra bước ngoặt lớn cho bảo tàng".
 

 



Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy, việc xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được đặt ra từ đầu những năm 1980 nhưng lúc ấy, kinh tế đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 1989-1990, dự án Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mới được phê duyệt và cấp kinh phí xây dựng nhà làm việc, còn tòa bảo tàng và khuôn viên hơn 2 ha chưa được bố trí vốn.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam năm 1997. Ảnh: BTDTHVN
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam năm 1997. Ảnh: BTDTHVN



Năm 1992, GS Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), mời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến làm việc nhằm giúp tháo gỡ những khó khăn cho trung tâm, trong đó có vấn đề kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Thủ tướng lắng nghe và kết luận hướng giải quyết là giảm kinh phí đền bù xuống mức tối thiểu, chỉ đền bù trực tiếp cho dân.

"Chỉ đạo của Thủ tướng đã giúp việc đền bù giải phóng mặt bằng của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trở nên dễ dàng, thuận lợi. Đó là lần đầu tiên bảo tàng được Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp" - ông Nguyễn Văn Huy nhớ lại.
 

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN



Ngày 25-12-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến làm việc với lãnh đạo Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia cùng một số viện trực thuộc. "Lúc đó, với tư cách viện phó Viện Dân tộc học, tôi trình bày bổ sung một số công việc về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những việc đang thực hiện và những khó khăn cần tháo gỡ, nhất là kinh phí sưu tầm hiện vật. Tôi cũng báo cáo về kế hoạch chuẩn bị xây dựng bảo tàng trong 3 năm để khai trương và mở cửa phục vụ người dân vào năm 1997" - PGS-TS Nguyễn Văn Huy cho biết.
 

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN



Sau khi nghe các báo cáo, Thủ tướng bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của Viện Dân tộc học về kinh phí nghiên cứu, sưu tầm hiện vật cho bảo tàng. Thủ tướng giao Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa vào kế hoạch cấp kinh phí cho việc thu thập hiện vật theo dự án do Viện Dân tộc học trình.

Từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã ghi vốn 2,2 tỉ đồng cho dự án nghiên cứu - sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nhờ vậy, bảo tàng có thể triển khai các cuộc điền dã từ Bắc vào Nam để bảo đảm có đủ hiện vật trưng bày về các dân tộc trong cả nước. Nguồn kinh phí này còn giúp bảo tàng sưu tầm được hơn 20.000 hiện vật cũng như khối lượng lớn tư liệu ảnh.
 

 


Ngày 24-10-1995, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thay mặt Thủ tướng ký quyết định thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định này rất quan trọng bởi ngay khi bảo tàng mới thành lập, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu từ Viện Dân tộc học đã tự nguyện chuyển sang đây công tác. Quyết định này cũng bảo đảm cho bảo tàng không những có nguồn kinh phí ổn định mà còn có vị thế xứng đáng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc.
 

Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN



Đến giữa năm 1997, mọi khâu chuẩn bị cho việc trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cơ bản hoàn tất. Song, vướng mắc lớn nhất là chưa có con đường để vào bảo tàng và các lò gạch thủ công xung quanh khu vực này vẫn nhả khói. Đúng thời điểm đó, ngày 5-7-1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến công trường xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam theo lời mời của GS Nguyễn Duy Quý, có cả lãnh đạo TP Hà Nội và Kiến trúc sư Trưởng thành phố.

10trai540: Du khách nước ngoài tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN  -    Sau khi thăm tòa nhà và các phòng trưng bày đang khẩn trương thi công, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghe Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam báo cáo công việc. Sau đó, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Kiến trúc sư Trưởng và UBND TP Hà Nội chú ý việc quy hoạch xung quanh bảo tàng để bảo đảm sự hài hòa về cảnh quan. Bên cạnh đó, sớm hoàn thành tuyến đường Nghĩa Đô - Dịch Vọng như kế hoạch nhằm kịp đón Tổng thống Pháp tới tham dự, cắt băng khánh thành bảo tàng vào cuối năm 1997.

"Tôi nhớ như in câu nói và cả giọng nói của Thủ tướng: "Nếu con đường khi đó chưa xong, tôi và Tổng thống Pháp sẽ lội bộ từ đường Hoàng Quốc Việt vào đây!". Hơn 3 tháng sau, một tuyến đường trải nhựa rộng rãi từ phố Hoàng Quốc Việt vào đến bảo tàng được hoàn thành, các lò gạch cũng bị dẹp bỏ. Ngày 12-11- 1997, Tổng thống Pháp Jacques Chirac cùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tới dự lễ khai trương bảo tàng. Tuy hôm ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt không có mặt nhưng các ý kiến chỉ đạo của ông đã được thực hiện một cách trọn vẹn" - PGS-TS Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Huy, Thủ tướng Võ Văn Kiệt không những có tầm nhìn xa mà còn là một người rất thực tiễn, gần gũi, sâu sát mọi việc. Ông luôn khơi gợi niềm cảm hứng, sự khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước với những người mình gặp. "Một đơn vị nhỏ như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà Thủ tướng cũng đã nhiều lần chỉ đạo trực tiếp, tháo gỡ những khó khăn, tạo ra bước ngoặt lớn. Trong khi đó, ông phải quan tâm và chỉ đạo nhiều công việc lớn nhỏ khác của đất nước suốt bao nhiêu năm" - PGS-TS Nguyễn Văn Huy cảm phục.

 

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là bảo tàng lớn bậc nhất ở Việt Nam, có năm đón tới 500.000-600.000 lượt khách tham quan; là địa chỉ quen thuộc của người dân trong nước cũng như khách quốc tế.


--------------
Kỳ tới: Quyết liệt vì lợi ích nhân dân


Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Quyết đoán, dám làm dám chịu

Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Kiến trúc sư" đổi mới: "Hiện tượng Võ Văn Kiệt"


Bài viết: Yến Anh
Trình bày: Lê Duy

Theo NLĐO
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.
Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ

E-magazineDự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ

(GLO)- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực và trang-thiết bị đồng loạt triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (quốc lộ 19-đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai) vào vận hành, sử dụng.
Đoàn Thanh niên phát huy bản lĩnh, vai trò tiên phong, gương mẫu

E-magazineĐoàn Thanh niên phát huy bản lĩnh, vai trò tiên phong, gương mẫu

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021), P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua; những định hướng, chỉ đạo trong thời gian tới.