Longform

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Quyết đoán, dám làm dám chịu

E-magazine Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Quyết đoán, dám làm dám chịu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 


Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết tâm xây dựng đường dây 500 KV và ra "tối hậu thư" phải hoàn thành trong vòng 2 năm.
 

Đường dây 500KV đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
Đường dây 500KV đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN
 



Theo ông Trần Viết Ngãi - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo công trình đường dây 500 KV - đường dây 500 KV là công trình mang đậm dấu ấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bởi khi đó, trên thế giới chưa có nước nào làm đường dây truyền tải lớn như vậy, ngay từ ý tưởng đã cho thấy sự táo bạo của người đứng đầu Chính phủ.
 

Ông Trần Viết Ngãi - Phó Trưởng Ban chỉ đạo công trình đường dây 500 KV, Tổng Giám đốc Công ty Xây lắp điện 3 - giới thiệu về thiết bị an toàn lao động với Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường thi công. Ảnh: Tư liệu
Ông Trần Viết Ngãi - Phó Trưởng Ban chỉ đạo công trình đường dây 500 KV, Tổng Giám đốc Công ty Xây lắp điện 3 - giới thiệu về thiết bị an toàn lao động với Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường thi công. Ảnh: Tư liệu



Nhớ lại thời điểm đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Xây lắp điện 3, ông Ngãi kể: Cuối năm 1991, ông cùng một số lãnh đạo chủ chốt của Bộ Năng lượng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời cơm tại TP HCM, bàn về việc đưa điện từ miền Bắc vào Nam - khi đó miền Nam đang rất "khát" điện. Trong bữa cơm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt bắt đầu bằng câu hỏi: "Miền Bắc thừa điện, các chú có cách nào đưa điện vào Nam được không?". Lúc đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải trả lời Thủ tướng về việc chỉ có cách xây dựng đường dây siêu cao áp. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có nước nào xây dựng đường dây dài 1.500 km, một số nước ở châu Âu có đường dây 400 KV nhưng cự ly ngắn hơn.
 

 Ông Trần Viết Ngãi (bìa phải) giới thiệu các bức ảnh chụp cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường. Ảnh: HỮU THẮNG
Ông Trần Viết Ngãi (bìa phải) giới thiệu các bức ảnh chụp cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường. Ảnh: HỮU THẮNG



Nghe vậy, Thủ tướng yêu cầu các cán bộ chủ chốt của Bộ Năng lượng và ngành điện xem xét đề nghị nêu trên và trả lời trong thời gian sớm nhất. "Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là "làm càng sớm càng tốt" - ông Trần Viết Ngãi nhớ lại.

Trước yêu cầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đã nhóm họp những cán bộ chủ chốt ngành điện, giao nhiệm vụ làm việc với một công ty tư vấn về thiết kế đường dây cao áp của Úc. Tuy nhiên, phía họ chỉ tham gia tư vấn trên "bản đồ" và cho biết có thể xây dựng đường dây siêu cao áp 500 KV với điều kiện phải đầu tư chi phí khá lớn để xây thêm các trạm bù áp từ Bắc vào Nam. Khi những vướng mắc về kỹ thuật được tháo gỡ phần nào, Thủ tướng Võ Văn Kiệt "lệnh" xây dựng bằng được đường dây 500 KV.
 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm cán bộ và công nhân Công ty Xây lắp điện 3 đang thi công đường dây 500 KV Bắc - Nam tháng 5-1993. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm cán bộ và công nhân Công ty Xây lắp điện 3 đang thi công đường dây 500 KV Bắc - Nam tháng 5-1993. Ảnh: TTXVN



Ông Trần Viết Ngãi cho biết từ ý tưởng đến quyết định đi đến đầu tư dự án đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, ngay cả trong Bộ Chính trị khi đó. Nhưng với quyết tâm, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã yêu cầu thực hiện bằng được trong vòng 2 năm - một con số đủ để nói lên quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ. "Giai đoạn đó, con số tổng mức đầu tư cũng khiến nhiều người phải "run" khi cần tới 5.700 tỉ đồng để hoàn thành đường dây theo dự toán" - ông Trần Viết Ngãi tâm sự. Ngày 5-4-1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công dự án này.

 Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công nhân thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công nhân thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
 
Chiều 12-7-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm, kiểm tra hoạt động của trạm biến áp 500KV đường dây cao thế Bắc-Nam ở cầu Đò (TP Đà Nẵng). Ảnh: TTXVN
Chiều 12-7-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm, kiểm tra hoạt động của trạm biến áp 500KV đường dây cao thế Bắc-Nam ở cầu Đò (TP Đà Nẵng). Ảnh: TTXVN

Ông Trần Viết Ngãi nhớ lại với đặc thù địa hình rừng núi, đặc biệt là khu vực miền Trung, trong khi đó trình độ kỹ thuật, máy móc còn khá nghèo nàn nên một cuộc "tổng tiến công" trên các công trường từ Bắc vào Nam đã diễn ra. Theo ông Ngãi, nếu không làm cùng lúc, triển khai chia nhỏ thì khó hoàn thành đúng tiến độ 2 năm như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề ra. Về vị "thủ trưởng" của dự án này, ông Ngãi cho biết Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người rất sát sao, dù bận rộn với công việc của Chính phủ nhưng Thủ tướng vẫn thường xuyên đi thị sát công trường, trực tiếp chỉ đạo. Nơi nào gặp khó là Thủ tướng Võ Văn Kiệt có mặt để tháo gỡ.

Nhớ lại thời điểm dự án bước vào giai đoạn thi công, ở một số nơi tại miền Trung, người dân chưa đồng thuận, Thủ tướng đã đến tận nơi, trao đổi tận tình với họ. "Thủ tướng nói đây là công trình nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phục vụ đời sống người dân. Thủ tướng nói có tình, có lý, gần dân nên được người dân ủng hộ, đồng tình, sau đó nhiều người còn chung tay giúp các tổ, đội thi công" - ông Ngãi hồi tưởng.

Thời điểm đó, một số nhà khoa học nêu ý kiến cho rằng dự án không khả thi, khó thực hiện và lo ngại về chất lượng công trình bởi chúng ta còn hạn chế về kỹ thuật, máy móc thi công. Để chứng minh "làm thật, làm tốt", Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời các nhà khoa học đến một số vị trí đào móng, đúc móng, dựng cột ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh để "mục sở thị" và chính các nhà khoa học đã nói: "Anh em thi công đúc móng, dựng cột như vậy thì quá tốt rồi".
 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát công trường thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát công trường thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
 Thủ tướng Võ Văn Kiệt kiểm tra công trường xây dựng trạm biến áp 500KV Hòa Bình tháng 3-1994. Ảnh TTXVN
Thủ tướng Võ Văn Kiệt kiểm tra công trường xây dựng trạm biến áp 500KV Hòa Bình tháng 3-1994. Ảnh TTXVN

Một kỷ niệm mà ông Trần Viết Ngãi không thể quên trong quá trình xây dựng đường dây 500 KV là nhận lệnh cấp tốc đi Nhật Bản từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt để làm việc với đối tác về nhập dây cáp quang, bởi khi đó việc nhập hàng đứng trước nguy cơ bị chậm 6 tháng do vấn đề hợp đồng từ phía ta. Tại Nhật, sau khi làm việc với các đối tác, doanh nghiệp nước bạn đã đồng ý cấp dây cáp quang cho Việt Nam. "Trước tin vui này, tôi gọi điện về báo cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ở đầu dây bên kia, Thủ tướng như trút bỏ gánh nặng" - ông Ngãi nhớ lại.

Nói về việc đường dây 500 KV gặp không ít rào cản, nghi ngờ dự án thất bại, lãng phí ngân sách, ông Ngãi nhớ mãi chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt thể hiện quyết tâm và nhấn mạnh đến trách nhiệm của cá nhân - "Nếu công trình mà thất bại thì tôi sẽ từ chức". Tinh thần mạnh dạn, dám làm dám chịu, vì cái chung của Thủ tướng là một trong những yếu tố quan trọng góp nên thành công của công trình vĩ đại này.

Đúng 19 giờ 6 phút ngày 27-5- 1994, tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh hòa hệ thống điện miền Nam với 4 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tại Trạm biến áp 500 KV Đà Nẵng qua đường dây 500 KV, chính thức đưa đường dây 500 KV đầu tiên của nước ta vào vận hành, đánh dấu cột mốc lịch sử.

 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp hình kỷ niệm cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp hình kỷ niệm cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công đường dây 500KV Bắc - Nam. Ảnh: Tư liệu
 

-------------------
Kỳ tới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh



Bài viết: Minh Chiến
Trình bày: A.Thanh



>> Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Kiến trúc sư” đổi mới

>> Thủ tướng Võ Văn Kiệt - “Kiến trúc sư” đổi mới: "Hiện tượng Võ Văn Kiệt"
 

(Dẫn nguồn NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.
Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ

E-magazineDự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ

(GLO)- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực và trang-thiết bị đồng loạt triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (quốc lộ 19-đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai) vào vận hành, sử dụng.
Đoàn Thanh niên phát huy bản lĩnh, vai trò tiên phong, gương mẫu

E-magazineĐoàn Thanh niên phát huy bản lĩnh, vai trò tiên phong, gương mẫu

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021), P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua; những định hướng, chỉ đạo trong thời gian tới.