Longform

Để phát triển rừng bền vững-Kỳ cuối: Bảo vệ rừng gắn với bảo đảm cuộc sống người dân

E-magazine Để phát triển rừng bền vững-Kỳ cuối: Bảo vệ rừng gắn với bảo đảm cuộc sống người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Từ khi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và được “trả lương” từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), anh Hnhrát (làng Kon Ktonh, xã Kon Pne, huyện Kbang) cũng như các hộ dân trong làng đều nỗ lực ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất rừng làm rẫy. Với mức hỗ trợ 200.000 đồng/ngày cho việc đi tuần tra bảo vệ rừng, mỗi quý, anh nhận được hơn 3 triệu đồng. Không riêng gì anh Hnhrát, 386 hộ dân ở các làng Kon Hleng, Kon Ktonh, Kon Kring cũng “sống khỏe” nhờ tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 2.761 ha rừng với mức thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/hộ/năm, qua đó giúp họ cải thiện cuộc sống và ra sức bảo vệ rừng.

 

Tương tự, nhiều năm qua, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đak Rong (huyện Kbang) cũng ưu tiên chọn các hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc Bahnar thuộc 11 tổ, nhóm cộng đồng làng với 809 hộ dân của xã Đak Rong nhận khoán bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Minh Sự-Giám đốc Công ty-thông tin: Với hơn 15.214 ha rừng, mỗi năm được chi trả hơn 4,7 tỷ đồng tiền DVMTR, đơn vị đã giao khoán 3.967 ha cho dân.

 

Đặc biệt, tại nhiều thôn, làng, cộng đồng tham gia giữ rừng còn trích từ tiền chi trả DVMTR để mua máy móc hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. Ông Yuih-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) cho biết: Nhiều năm nhận khoán chăm sóc, bảo vệ 1.300 ha rừng, số tiền góp quỹ của làng lên đến 400 triệu đồng. Năm 2017, làng đã trích quỹ mua máy xay gạo, kéo điện, làm sân bê tông của nhà xát lúa hết hơn 100 triệu đồng; mua bộ cồng chiêng trị giá 50 triệu đồng để các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ; trích tiền làm sân bóng đá, bóng chuyền cho thanh niên vui chơi, giải trí.

Trong khi đó, ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-cho biết: Ngoài việc giao khoán cho 18 cộng đồng làng với 17.950 ha rừng, giúp mỗi hộ dân có thu nhập ổn định 8-10 triệu đồng/năm, Vườn còn hỗ trợ mỗi làng 40 triệu đồng/năm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư, phát triển rừng đặc dụng. Nguồn kinh phí hỗ trợ này được các làng sử dụng giúp những hộ khó khăn mua cây-con giống để phát triển kinh tế; mua vật liệu xây dựng các công trình nước sạch, điện chiếu sáng, xây dựng hoặc tu sửa nhà văn hóa cộng đồng.

 

Khẳng định hiệu quả sau hơn 10 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Hồng Linh-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-nhấn mạnh: Chính sách này đã mở ra hướng đi mới hiệu quả trong việc huy động các nguồn xã hội hóa cùng với nguồn ngân sách đầu tư hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Số hộ, nhóm hộ và cộng đồng dân cư thôn nhận khoán, hợp đồng bảo vệ rừng từ 711 hộ (năm 2011) hiện đã tăng lên 9.689 hộ (tăng 13 lần).

 
 

Trồng rừng hướng đến sự phát triển bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Chủ trương thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp đã dần khẳng định hiệu quả. Mô hình trồng rừng kết hợp phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.

Đầu năm 2018, được chính quyền xã vận động, trên phần diện tích hơn 2 ha đất lâm nghiệp mà trước đây gia đình lấn chiếm làm rẫy, anh Đinh Ding (làng Tà Kơr, xã Sơ Pai, huyện Kbang) chuyển sang trồng 1,2 ha mắc ca. Vụ vừa rồi, anh thu bói được hơn 2 tạ quả. Với giá bán 90.000 đồng/kg, gia đình anh thu về hơn 20 triệu đồng. Sang năm, vườn mắc ca bước vào vụ chính, dự kiến thu hoạch hơn 2 tấn quả. Nếu tính theo giá hiện nay, anh có thu về khoảng 150 triệu đồng. Trước đây, cũng diện tích này, anh Ding trồng lúa rẫy nhưng chỉ thu được hơn chục bao, còn bắp thì khoảng 5-7 tạ.

 

Cùng với công tác quản lý, bảo vệ rừng, huyện Kbang cũng đang tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Ngoài mô hình trồng sa nhân tím ở xã Sơn Lang và Kon Pne, mới đây, Công ty cổ phần Việt-Nga (huyện Kbang) đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lan kim tuyến dưới tán rừng tự nhiên tại xã Đak Rong. Đây là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao (giá bán 20-22 triệu đồng/kg lan khô; 1,5-2 triệu đồng/kg lan tươi). Mô hình này hứa hẹn sẽ được nhân rộng, giúp đồng bào Bahnar nơi đây thoát nghèo.

 

Ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho hay: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là 1 trong 4 chương trình trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX (nhiệm kỳ 2020-2025). Thực hiện nhiệm vụ nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 70,13% năm 2020 lên 70,5% vào cuối năm 2025 và đến năm 2030 đạt trên 71%, UBND huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng rừng ở những khu vực đất bạc màu, độ dốc cao, góp phần tăng độ che phủ rừng.

 
 

Cũng như nhiều gia đình khác tại làng Krắc (xã Đak Song, huyện Kông Chro), ông Đinh Bóp vừa bán 9 sào keo cho thương lái với giá 40 triệu đồng; anh Bliu cũng mới bỏ túi hơn 30 triệu đồng sau khi bán gần 8 sào keo. Tương tự, gia đình anh Pơn cũng vừa bán 1,6 ha được gần 60 triệu đồng. “So với trồng lúa rẫy thì trồng keo không chỉ cho thu nhập cao gấp 4-5 lần mà còn có vốn tích lũy”-anh Pơn phấn khởi nói.

Theo ông Huỳnh Văn Cư-Chủ tịch UBND xã Đak Song: Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn xã có gần 1.000 ha được ngân sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Xã có 4 làng với 480 hộ dân thì có đến 80% tham gia trồng rừng. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng với diện tích lớn như: gia đình ông Đinh Gui trồng 17 ha; Đinh Ương, Đinh Roch trồng 10 ha; Đinh Dôm, Đinh Vố trồng 7 ha… Bình quân 1 ha keo cho thu nhập 40-45 triệu đồng sau 5 năm. “Chúng tôi xác định phát triển kinh tế từ trồng rừng là một trong những giải pháp giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Thời gian qua, bà con cũng dần thấy được hiệu quả nên tích cực đăng ký tham gia trồng rừng, tích lũy thu nhập lâu dài”-Chủ tịch UBND xã Đak Song cho hay.

 

Ngoài kế hoạch trồng 1.000 ha rừng năm 2022, đến nay, huyện Kông Chro trồng hơn 5.300 ha rừng. Trong giai đoạn 2021-2025, địa phương này tiếp tục vận động người dân đăng ký trồng 2.100 ha rừng, đồng thời vận động, khuyến khích bà con trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị cũng như thu nhập.

 

Mới đây, tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị các ngành, địa phương, các chủ rừng nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu UBND tỉnh sử dụng hợp lý các nguồn thu từ DVMTR, cân đối, điều tiết các nguồn ngân sách hợp lý đảm bảo cho các đơn vị chủ rừng thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. “Với tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh hiện nay là trên 46%, định hướng đến năm 2025 là 47,75% và theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) thì đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng phải đạt trên 50%”-Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh.


 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.