Longform

"Cô gái vàng" của karate Phố núi

E-magazine "Cô gái vàng" của karate Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Chập tối, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, võ sĩ trẻ Nguyễn Thị Khánh Ly tiếp chuyện chúng tôi. Nhắc chuyện bén duyên với môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Khánh Ly nói: “Trong nhà chỉ có mình em học võ. Lúc em còn nhỏ, ở xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh) nở rộ phong trào học võ karate. Thấy bạn bè đi học, em cũng thích nên hay mở ti vi xem. Khi 8 tuổi, một người bạn hàng xóm rủ nên em xin đi học ở Câu lạc bộ (CLB) Karate Trung Nguyên của thầy Phan Nguyên Trị để rèn luyện sức khỏe và được bố mẹ đồng ý. Hồi mới tập võ, do chưa quen, toàn thân ê ẩm, nhiều khi đau đến trào nước mắt nhưng em gắng chịu đựng. Dần dà, càng học càng mê, nhất là khi đi thi đấu giải tỉnh và đạt huy chương”.

 

Còn nhớ, khoảng giữa năm 2018, một lần tình cờ, khi nghe tôi hỏi về gương mặt sáng giá của CLB có khả năng gia nhập đội tuyển karate tỉnh, anh Phan Nguyên Trị trả lời ngay là Nguyễn Thị Khánh Ly. Anh bảo: “Dù không sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật nhưng Khánh Ly rất có tố chất. Nhiều bài khó, với bạn khác, tôi phải chỉ nhiều lần, nhưng với Khánh Ly chỉ cần 1-2 lần là làm được. Ngay lúc thi đấu với đối thủ có thân hình cao lớn, học võ trước, Khánh Ly vẫn rất tự tin. Thế nên, trong 3 năm (2016-2018), khi thi đấu Giải Vô địch Karate các CLB do tỉnh tổ chức, em đều mang huy chương về cho CLB”. Ít lâu sau, huấn luyện viên trưởng đội tuyển karate tỉnh Phan Văn Hường hồ hởi khoe chuyện mới đi xem “giò cẳng” mấy võ sinh trẻ ở các CLB để tuyển vào Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh thì phát hiện ra Khánh Ly.

 

Kể lại chuyện ngày đầu được gọi lên đội tuyển tỉnh, nữ võ sĩ có gương mặt xinh xắn bẽn lẽn.

 

Ở Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, võ sĩ Nguyễn Thị Khánh Ly không chỉ giỏi võ mà còn học giỏi các môn văn hóa. Đối với võ thuật, từ năm 2019 đến nay, cô gái đến từ Chư Păh liên tục gặt hái thành tích cao. Đó là 3 tấm huy chương đồng, bạc ở Giải Vô địch trẻ Karate Quốc gia 2019, 2020, 2022; huy chương vàng Giải Vô địch Karate Cúp Quốc gia diễn ra tại TP. Huế. Đặc biệt, Khánh Ly vừa giành huy chương vàng hạng 47 kg môn karate tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022. Còn với việc học, năm lớp 10 và 11, Khánh Ly đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hiện em đang ôn luyện để bước vào kỳ thi kết thúc học kỳ I lớp 12 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Chia sẻ bí quyết “2 giỏi”, Khánh Ly bộc bạch: “Từ khi lên Trung tâm đến nay, em xác định tinh thần là muốn đạt được thành công như các anh chị đi trước thì phải ngủ ít lại, chăm chỉ hơn. Sau thời gian cố định luyện võ theo lịch của đội, em dành nhiều thời gian ôn tập và đi học thêm các môn văn hóa nữa. Em thường đi ngủ muộn, dậy sớm hơn mọi người. Những hôm được nghỉ về thăm gia đình, em cũng tranh thủ dậy sớm luyện võ, học bài rồi mới phụ bố mẹ việc nhà”.

 
 
 

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, nét vui còn hiện hữu trên khuôn mặt võ sĩ tuổi 17 khi em là VĐV đầu tiên mang huy chương vàng về cho đoàn thể thao tỉnh nhà tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022. “Hôm đội trở về, được lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đón tiếp nồng hậu, biểu dương, chúng em thấy rất vinh dự. Ngày 6-12, được Tỉnh Đoàn và UBND huyện Chư Păh trao tặng bằng khen, giấy khen, em cảm thấy tự hào vì đã góp công sức mang vinh quang về cho thể thao tỉnh nhà. Đây là động lực để em cố gắng hơn nữa trong những năm tới”-Khánh Ly tâm sự.

 

Tấm huy chương vàng tại Đại hội Thể thao toàn quốc không chỉ là sự ghi nhận tinh thần tập luyện chăm chỉ, bản lĩnh thi đấu vững vàng mà còn thể hiện lối đánh thông minh của nữ VĐV được triệu tập đội tuyển trẻ quốc gia năm 2020 và 2021. “Thi đấu ở kỳ đại hội quy tụ nhiều VĐV giỏi trong nước, ban đầu, em cũng thấy lo. Nhưng được sự động viên, chỉ bảo tận tình của các thầy, em lấy lại bình tĩnh, phát huy được 2 đòn thế mạnh của mình là đỡ bước 2 tay và phản đòn chân”-Khánh Ly nhớ lại.

 

Là người theo sát Khánh Ly từ khi em mới chập chững lên đội tuyển karate tỉnh, huấn luyện viên Bùi Công Tuấn cho hay: “Dù tập trung lên đội tuyển tỉnh thời gian chưa dài nhưng Khánh Ly có sự tiến bộ nhanh. Các bài tập có độ khó cao, chỉ cần huấn luyện viên thị phạm 1-2 lần là em thực hiện đúng yêu cầu. Trong lúc thi đấu, Khánh Ly cũng thực hiện đúng đấu pháp mà ban huấn luyện đề ra trước trận. Mặt khác, trước khi thi đấu với một đối thủ nào đó, em cũng dành thời gian nghiên cứu lối đánh của họ để tìm cách khắc chế. Cùng với đó, tại kỳ đại hội này, chúng tôi không đặt nặng thành tích do VĐV của mình còn trẻ tuổi. Do đó, Khánh Ly và các thành viên khác của đội có tâm lý thoải mái, thi đấu ổn định. Chúng tôi rất mừng vì đội tái thành lập chưa lâu mà đào tạo được VĐV trẻ tài năng, có tương lai rộng mở”.

 

Trở về địa phương cùng tấm huy chương vàng giành được trong lần đầu tiên tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc, cô gái trẻ không ngủ quên trên chiến thắng mà vẫn tập luyện hăng say cùng đồng đội để hướng đến những mục tiêu cao hơn. Đồng hồ hẹn giờ báo hiệu thời gian tập luyện đã đến, Khánh Ly nhanh chóng di chuyển về sân tập. Mồ hôi ướt đẫm cơ thể cũng là lúc tiếng còi báo hiệu giờ tập kết thúc, Khánh Ly cùng đồng đội dọn đồ tập trở về khu tập thể nghỉ ngơi.

 
 

 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

E-magazineCơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

(GLO)- Cùng với một số loại trái cây khác, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân trồng sầu riêng ở Gia Lai. Hiện các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục để được cấp mã số vùng trồng nhằm xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu sầu riêng Gia Lai.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.