Thế giới sắc màu của trẻ khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến với hội họa như một cách đối thoại với chính mình, không ít trẻ khuyết tật tìm thấy niềm đam mê với cây cọ vẽ. Những mảng màu rực rỡ đã giúp các em vẽ nên bức tranh cuộc đời tươi sáng.
Là giáo viên Mỹ thuật Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Đak Đoa), dù khá bận rộn nhưng cô giáo Nguyễn Nguyên Bút đều đặn có mặt mỗi tuần 1 buổi tại Công ty TNHH Hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật Kim Yến Cao Nguyên (hẻm 106 Lý Thường Kiệt, thôn 5, xã Trà Đa, TP. Pleiku) để dạy vẽ miễn phí. Nơi đây đang nhận nuôi dạy 24 trẻ khuyết tật, gặp các vấn đề về phát triển như: khiếm thính, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ; trong số này có 14 em tham gia lớp học vẽ. Nhiều em thể hiện năng khiếu vượt trội với tư duy thẩm mỹ rất tốt, khiến giáo viên phải ngạc nhiên. 
Một buổi học của những học viên trong lớp vẽ đặc biệt. Ảnh: Phương Duyên
Một buổi học của học viên trong lớp vẽ đặc biệt. Ảnh: Phương Duyên

Chúng tôi ghé thăm lớp học khi các em đang say sưa với giấy và màu vẽ. 6 bức tranh khổ 60x80 cm, đều của học viên khiếm thính được đóng khung chỉnh tề để chuẩn bị tham gia một cuộc thi lớn: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên lần thứ 26 năm 2021. Trừ bức “Hội thoại lớp học” do em Nguyễn Gia An (SN 2006) vẽ về chính lớp học của mình, các bức còn lại đều nêu bật một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay là dịch Covid-19. Đó là bức “Đoàn tụ” (Lê Ngọc Nguyên, SN 2008) ghi lại cảnh 2 vợ chồng là nhân viên y tế được gặp lại các con sau thời gian cách ly; “Nỗi đau” (Đinh Ngọc Hoàng Mai, SN 2008) và “Kiểm tra y tế” (Nguyễn Thị Yến Nhi, SN 2009) khắc họa thảm cảnh do Covid-19 gây ra ở Ấn Độ. 2 bức khác cũng gây ấn tượng không kém là “Kiểm tra thân nhiệt tại chốt kiểm dịch” (Huỳnh Anh Thư, SN 2006) và “Trong khu điều trị Covid-19” (Phan Minh Hà Vy, SN 2007). Toàn bộ đều là tranh khắc gỗ in màu với những gam màu nóng như đỏ, cam, vàng… là chủ đạo. Từ chỗ làm quen với cọ vẽ, dần dần các em chẳng còn lạ lẫm với những chiếc đục sử dụng trong nghệ thuật khắc gỗ. Chị Bút cho biết, để vừa sức các em, chị dùng nguyên liệu gỗ MDF mềm cùng bộ đục nhỏ.

Trò chuyện với chúng tôi qua sự “phiên dịch” của giáo viên, em Đinh Ngọc Hoàng Mai (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho hay, em chỉ bắt đầu học vẽ từ khi cô Bút đến với lớp. Sở thích của em là “sáng tác” truyện tranh. Em Phan Minh Hà Vy (cùng phường) cũng học vẽ từ năm 2019 và rất thích vẽ các nhân vật trong truyện tranh Nhật Bản. Cập nhật những thông tin về dịch Covid-19 qua ti vi và mạng xã hội, lại được cô giáo cho xem hình ảnh thực tế, các em đã tự lên ý tưởng, bố cục cho những bức tranh đậm chất thời sự nhưng cũng không thiếu sự hồn nhiên. 
Cứ thế, tình yêu của các em dành cho hội họa được nuôi lớn, xóa nhòa rào cản ngôn ngữ giữa cô và trò. Mai và Vy kể, 2 em đã được cha mẹ định hướng sau này mở quán cà phê để tự nuôi sống bản thân. Khi đó, các em sẽ trang trí quán bằng những bức tranh do chính mình sáng tác. Dự định tương lai ấy khiến các cuộc “trò chuyện” của chúng tôi sôi nổi hẳn lên. 
Từ trái sang: Em Đinh Ngọc Hoàng Mai và Phan Minh Hà Vy bên những tác phẩm chuẩn bị tham dự Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên lần thứ 26. Ảnh: Phương Duyên
Từ trái sang: Em Đinh Ngọc Hoàng Mai và Phan Minh Hà Vy bên tác phẩm chuẩn bị tham dự Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên lần thứ 26. Ảnh: Phương Duyên

Nói về việc gửi 6 bức tranh của các cây cọ “nhí” tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên, chị Bút chia sẻ: “Chưa tính đến chuyện có được giải hay không, chỉ cần tranh của các em được chọn triển lãm đã là vinh dự lớn. Biết đâu từ đây các em có thêm một cơ hội, sân chơi rộng mở hơn để định hướng nghệ thuật rõ ràng cho tương lai”. Thêm vào đó, theo chị Bút, nếu có tranh được chọn triển lãm ở cấp khu vực 2 lần trở lên thì sẽ đủ điều kiện kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. Khi đó, các em sẽ nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. 

Nhờ được bồi dưỡng tư duy thẩm mỹ cộng với những nỗ lực của bản thân, năm 2020, có 3 em nhỏ tại đây đã đạt 2 giải ba, 1 giải khuyến khích trong cuộc thi vẽ tranh “Thế giới xanh lơ” do Dự án Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ và Công ty cổ phần Tò he tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Riêng em Nguyễn Gia An, ngoài giải ba còn đạt giải bức tranh được yêu thích nhất. Thời gian này, các em đang cặm cụi hoàn thiện những bức tranh yêu thích nhất để tham gia cuộc thi vẽ hè 2021 với chủ đề “Loài hoa biểu tượng cho các tháng/Phong cảnh thiên nhiên” do Hội Cha mẹ trẻ khiếm thính và Người khiếm thính Việt Nam tổ chức. Rõ ràng, luôn có những sân chơi phù hợp và luôn có sự bù đắp theo một cách nào đó giúp trẻ khuyết tật tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống…
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.