Sư thầy giành học bổng toàn phần Đại học Harvard danh tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sư thầy Thích Tâm Tiến (sinh năm 1991) vừa nhận được học bổng danh giá từ hai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới tại Mỹ là Đại học Harvard và Đại học Yale để theo đuổi chương trình thạc sĩ về Tôn giáo.

Sư thầy Thích Tâm Tiến đang tu tại chùa Hoằng Pháp, TP.HCM vừa giành học bổng thạc sĩ từ ĐH Harvard và ĐH Yale (Hoa Kỳ).
Sư thầy Thích Tâm Tiến đang tu tại chùa Hoằng Pháp, TP.HCM vừa giành học bổng thạc sĩ từ ĐH Harvard và ĐH Yale (Hoa Kỳ).



Trao đổi với PV Dân trí, sư thầy Thích Tâm Tiến cho hay, Đại học Harvard cấp học bổng toàn phần 100% cho năm học đầu tiên, còn Đại học Yale trao suất học bổng 50%. Mức học bổng này sẽ được duy trì nếu sinh viên duy trì được kết quả học tập tốt ở các năm học sau đó. Sư thầy Thích Tâm Tiến đã quyết định chọn điểm đến là Đại học Harvard.

Đi tu từ năm 15 tuổi, sư thầy Thích Tâm Tiến học sơ cấp và trung cấp Phật học ở Việt Nam, sau đó tốt nghiệp đại học bậc cử nhân ở Thái Lan trước khi sang Mỹ du học thạc sĩ.

Để chinh phục "tấm vé" đến hai trường đại học nổi tiếng bậc nhất thế giới, sư thầy Thích Tâm Tiến có sự chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ với bảng điểm cử nhân và thạc sĩ, thư giới thiệu từ giáo sư, bài luận về mục đích học tập, bài test GRE (Graduate Record Examinations), bài viết học thuật để chứng minh khả năng và điểm IELTS hoặc TOEFL.

Sư thầy Thích Tâm Tiến thi IELTS lần đầu vào năm 2016 nhưng kết quả chưa như mong muốn. Không bỏ cuộc, năm 2018, sư thầy thi lần 2 và đạt 7.5 IELTS.


 

Hiện tại, sư thầy đang theo học thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở trường Đại học Naropa (Hoa Kỳ).
Hiện tại, sư thầy đang theo học thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở trường Đại học Naropa (Hoa Kỳ).



Nói về lí do quyết định chinh phục con đường du học với không ít khó khăn thử thách, sư thầy Thích Tâm Tiến cười nói: "Người Việt mình có câu "tu không học là tu mù". Khi còn trẻ, tại sao không sử dụng sức trẻ và năng lượng để học? Học càng nhiều càng tốt, học để phụng sự xã hội dễ dàng hơn".

Sư thầy người Việt tâm sự, có lẽ bộ hồ sơ của mình gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ vì "lạ". Lạ khi là một tu sĩ.

Bài luận cá nhân là nơi để sư thầy Thích Tâm Tiến cho trường hiểu về bản thân mình và là chỗ để thể hiện sự khác biệt của mình với các ứng viên khác. Sư thầy cho biết, bản thân mình không có gì nuối tiếc khi đi tu. Trái lại, đi tu như một nấc thang mới trong cuộc đời. Ở đây, người ta nhìn thấy cuộc đời rõ hơn, đẹp hơn.

"Trước khi đi tu, tôi sống ở một vùng quê nhỏ. Cuộc sống vốn dĩ bình yên. Lúc đó, tôi chỉ biết đi học rồi về nhà phụ giúp gia đình. Tôi đi tu từ năm 15 tuổi. Lúc đó chưa biết yêu nên chuyện thất tình là không có.

Gia đình tôi có truyền thống theo đạo Phật từ nhiều đời nên tư tưởng và tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật phần nào thấm nhuần trong mỗi thành viên. Tôi cũng từng sinh hoạt trong Gia đình Phật tử ở chùa dưới quê nên việc đi tu là một điều dường như đã được vun trồng từ những nhân duyên ấy.


 

 Sư thầy Thích Tâm Tiến cho biết, tu là nhân duyên của bản thân và không có gì nuối tiếc khi đi tu.
Sư thầy Thích Tâm Tiến cho biết, tu là nhân duyên của bản thân và không có gì nuối tiếc khi đi tu.



Đi tu không phải là trốn vào chùa để xa lánh cuộc đời. Đi tu chính là con đường mà tôi chọn đi để tìm nguồn an lạc và mang niềm an lành đó đến với mọi người.

Tôi luôn nghĩ rằng, đi tu là hi sinh niềm hạnh phúc nhỏ của cá nhân để mang niềm hạnh phúc lớn đến cho nhiều người.

Ví dụ, nếu mình ở nhà, có gia đình thì mình chỉ có thể chăm sóc được một vài người trong gia đình, còn khi mình đi tu, mình có thể chăm sóc được nhiều người hơn", sư thầy Thích Tâm Tiến chia sẻ.


 

Sư thầy Thích Tâm Tiến quan niệm, sự học là vô cùng và người tu sĩ ngoài có đức, phải học để thành tài.
Sư thầy Thích Tâm Tiến quan niệm, sự học là vô cùng và người tu sĩ ngoài có đức, phải học để thành tài.



Không nghĩ việc chinh phục được 2 trường đại học danh giá hàng đầu thế giới là thành công, sư thầy Thích Tâm Tiến cho rằng, đó là một nấc thang nhỏ thể hiện sự vượt qua giới hạn và vùng an toàn của bản thân, tiến đến những chân trời tri thức mới. Theo sư thầy, tài có được là nhờ sự học hành, nghiên cứu và đức có được là từ sự tu tập của mình.

 

 
 Sư thầy Thích Tâm Tiến truyền dạy những bài học quý về cuộc sống và được nhiều bạn trẻ biết đến nhờ những bài giảng gần gũi, sâu sắc.
Sư thầy Thích Tâm Tiến truyền dạy những bài học quý về cuộc sống và được nhiều bạn trẻ biết đến nhờ những bài giảng gần gũi, sâu sắc.

"Tu sĩ đi du học cũng nhiều lắm. Sư phụ tôi - Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp luôn dạy các đệ tử rằng, một người xuất gia muốn giúp đỡ người, hoằng pháp độ sinh thì phải có 2 yếu tố, đó là tài và đức.

Tôi được ảnh hưởng tư tưởng đó nên chọn việc du học để tìm hiểu nhiều điều mới mẻ, phương pháp hướng dẫn mọi người hiệu quả, học hỏi những tư tưởng mới từ những người bạn, giáo sư và từ chính môi trường văn hoá mà mình tiếp cận.

Nếu trong thời gian đó, mình có tạo thêm được động lực cho ai, giúp đỡ được gì cho cuộc đời thì xem như mình cũng cảm thấy hạnh phúc rồi", sư thầy Thích Tâm Tiến - tân sinh viên Đại học Harvard bày tỏ.

Lệ Thu (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.