Emagazine

E-magazine Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 2: Hẻm nhỏ lên phố lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xác định công tác đầu tư hạ tầng đô thị là bước đột phá làm thay đổi diện mạo của TP. Pleiku, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội nên dù ở giai đoạn nào, Đảng bộ, chính quyền thành phố cũng đặc biệt quan tâm thực hiện. Năm 2011, Thành ủy Pleiku đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020”. Năm 2021, Thành ủy Pleiku tiếp tục ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Trong đó, thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển đô thị Pleiku hợp lý, hài hòa, đồng bộ, có tính kết nối và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc của vùng Tây Nguyên, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị và phúc lợi xã hội theo hướng thông minh, hiện đại.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay, TP. Pleiku đã vận động hàng ngàn hộ dân tự nguyện hiến hàng chục ngàn mét vuông đất, di dời nhà cửa, hàng rào, vật kiến trúc với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay, hầu hết các tuyến đường có tên và đường hẻm đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Cùng với đó, thành phố cũng dành nhiều nguồn lực để khắc phục tình trạng “nút thắt cổ chai” của một số tuyến đường trên địa bàn để làm cơ sở cho việc đầu tư mở rộng nâng cấp các tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Nhờ đó, những con hẻm nhỏ, hẻm cụt ngày nào là “điểm nghẽn”, cản trở sự phát triển thì nay đã được “khơi thông”.

Mỗi buổi chiều sau giờ làm việc, ông Trần Hưng (tổ 3, phường Hội Thương) lại đặt 2 chiếc ghế nhựa trước nhà để ngồi ngắm nhìn xe cộ qua lại cây cầu Quyết Tiến vừa được thông xe và hàn huyên tâm sự cùng hàng xóm.

Từ một hẻm nhỏ trên đường Ngô Thì Nhậm, đường Nguyễn Thế Lịch được hình thành có mốc chỉ giới rộng 11,5 m. Để có được kết quả này, hơn 160 hộ thuộc tổ 6 (phường Phù Đổng) đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc và hiến hơn 2.700 m2 đất. Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Tường cho biết: “Trước đây, đường rất nhỏ, người dân đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Qua công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ địa phương, các hộ đều đồng tình hiến đất để mở rộng đường. Riêng gia đình tôi đã tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc và hiến gần 30 m2 đất. Giờ đây, tuyến đường được mở rộng, người dân rất vui mừng”.

Tương tự, năm 2023, hàng chục hộ dân sinh sống tại hẻm 162/84 Trường Chinh đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc để mở rộng hẻm từ 3 m lên 5 m được bê tông kiên cố và có hệ thống mương thoát nước bài bản.

Thật khó để tưởng tượng rằng, khu đô thị sầm uất xung quanh hồ Diên Hồng (phường Ia Kring) xưa kia là một vùng đất hoang vu, thưa thớt vài mái nhà của người Jrai dựng bên con suối nhỏ Ia Kring phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để có đô thị mang dáng vóc khang trang, hiện đại xung quanh hồ Diên Hồng như hôm nay, trong 2 năm (1986-1987), thực hiện quyết định của UBND thị xã Pleiku, phường Diên Hồng đã huy động gần 9.000 ngày công lao động công ích để xây dựng.

Ông Phan Đình Trang-nguyên Chủ tịch UBND phường Diên Hồng-cho biết: Mục đích làm hồ là chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt theo chủ trương giãn dân cư và lập thành tích chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Chính vì vậy, tất cả công dân trong độ tuổi quy định đều hăng hái tham gia. Thời kỳ đó, dù khó khăn, thiếu thốn nhưng ai nấy đều hăng say làm việc, công trường lúc nào cũng rộn rã tiếng nói cười. Sau gần 2 năm huy động sức dân đào hồ, đắp đập đã hình thành hồ chứa nước Diên Hồng và tiến hành trồng cây xanh, tạo cảnh quan xung quanh hồ. Song song với đó, phường cũng quy hoạch, mở đường, thành lập 7 khu dân cư tại Đồi 42 (hiện thuộc đường Võ Trung Thành, Nguyễn Đường) để đưa hơn 400 hộ dân đến sinh sống theo chính sách giãn dân.

Cũng theo chính sách giãn dân, mở rộng sản xuất, tháng 10-1976, hàng chục ngàn hộ dân ở nội thị Pleiku đã di dân ra vùng ven để sản xuất nông nghiệp, thành lập khu dân cư mới. Theo đó, 183 hộ dân của phường Yên Đỗ đã ra điểm kinh tế mới 17-3 (nay thuộc phường Yên Thế) gầy dựng cuộc sống. Đây là những gia đình không có ruộng đất để sản xuất, tự nguyện đăng ký với chính quyền đi khai hoang, lập nghiệp ở vùng đất mới. Trải qua bao khó khăn, thăng trầm, nhưng với ý chí, nghị lực và sự cần cù lao động, vùng đất vốn là chiến địa ác liệt năm nào trở nên trù phú, trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Gia đình anh Lê Văn Thảo (tổ 5, phường Yên Thế) là một điển hình như thế. Anh Thảo chia sẻ: “Năm 1981, gia đình tôi đến đây lập nghiệp. Hồi đó, vườn nhà cũng rộng lắm, cà phê được giá nên gia đình chú trọng phát triển cây trồng này. Sau này, dân cư đông đúc, nhu cầu thưởng lãm, chơi hoa của người dân tăng cao, tôi đã chuyển sang nghề chăm sóc mai cảnh. Hiện nay, tôi có gần 500 chậu mai cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Tôi cũng rất vui vì đã đóng góp một chút công sức vào việc phát triển kinh tế của địa phương”.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyển, bây giờ, điểm kinh tế mới 17-3 đã được quy hoạch thành tổ 4, 5, 6 và 10. Từ 183 hộ dân ngày mới thành lập, giờ đã phát triển, thu hút gần 1.600 hộ dân đến đây lập nghiệp và có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình trở nên khá giả.

Điểm kinh tế 17-3 từ chỗ thưa thớt dân cư, nghèo khó, nay đã phát triển vượt bậc. Bộ mặt đô thị đi lên từng ngày, người dân ổn định làm ăn, kinh tế phát triển, số hộ giàu, hộ khá chiếm hơn 80%, đặc biệt không còn hộ nghèo. Ông Trần Đại Trí-Chủ tịch UBND phường Yên Thế-cho hay: Những năm qua, phường chú trọng vận động người dân hiến đất mở đường, đóng góp kinh phí cùng với Nhà nước làm đường hẻm, lắp điện chiếu sáng công cộng, xây dựng hội trường ở các tổ dân phố. Đặc biệt, năm 2019, thành phố đầu tư 16 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng đường Phạm Ngọc Thạch. Đến nay, 100% đường hẻm tại khu dân cư được nhựa hóa, bê tông hóa. Nhờ đó, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Thấp thỏm mùa sầu riêng

E-magazineThấp thỏm mùa sầu riêng

(GLO)- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã có “mưa vàng” giải khát cho cây trồng. Song, riêng với cây sầu riêng, tình trạng thời tiết thất thường khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến rụng hoa, rụng quả. Chính vì vậy, người trồng sầu riêng đang thấp thỏm nỗi lo mất mùa.

Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.

Bên dòng Krông Năng

E-magazineBên dòng Krông Năng

(GLO)- Dòng Krông Năng với màu nước xanh như ngọc làm dịu hẳn cái nắng nóng của những ngày tháng tư ở vùng “chảo lửa” Krông Pa. Từng đàn bò thong dong qua cây cầu nối đôi bờ sông xanh như chỉ dấu bắt đầu một ngày mới.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.