Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: INT)
Ảnh minh họa. (Nguồn: INT)

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” sẽ diễn ra từ ngày 13/9 đến ngày 16/9/2024 tại thành phố Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức mang đậm nét văn hóa truyền thống, với nội dung đa dạng, ý nghĩa, thiết thực, tạo sân chơi lành mạnh và hấp dẫn phục vụ các em thiếu niên, nhi đồng.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, cùng các đơn vị liên quan tổ chức.

Theo Ban tổ chức, chương trình “Lễ hội Trung Thu năm 2024” sẽ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật bổ ích, hấp dẫn được tổ chức phục vụ công chúng. Trong đó, không gian sắp đặt “Tết Trung Thu qua những món đồ chơi”, giới thiệu tới công chúng và các em nhỏ những đồ chơi Trung Thu không chỉ đơn thuần để giải trí, mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ, là lời nhắn nhủ, lời chúc thầm lặng và sâu sắc của cha ông ta với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học và sự thành đạt.

Các em sẽ được hòa mình trong không gian vui Tết Trung Thu với khu trưng bày với các loại đồ chơi Trung Thu truyền thống như đèn kéo quân, đầu lân sư, tiến sỹ giấy, mặt nạ giấy bồi, lồng đèn cá chép, đèn ông sao, tò he, thiên nga bông, trống ếch... rực rỡ sắc màu.

Cùng với hoạt động trưng bày là khu vực hướng dẫn, trải nghiệm nghề truyền thống, làm đồ chơi, đồ thủ công, để các em vừa có cơ hội tìm hiểu về lịch sử làng nghề, được xem các nghệ nhân làm nghề và được tự mình làm ra các sản phẩm xinh xắn như nặn gốm, vuốt gốm, ghép tranh gốm, đan móc thủ công, in tranh dân gian - họa màu, làm dép lốp, ép hoa khô, thêu thổ cẩm, chần bông ghép vải, làm bánh truyền thống...

Trong những ngày diễn ra lễ hội, công chúng có cơ hội trải nghiệm nghệ thuật xiếc - tạp kỹ, được tập biểu diễn với những bộ môn xiếc phù hợp như: đi xe đạp 1 bánh; thăng bằng trên con lăn, bóng, thang tre; cà kheo, tung hứng, lắc vòng; bóng bay nghệ thuật...; xem các nghệ sỹ biểu diễn, hướng dẫn các em những tiết mục rối cạn, rối nước vui nhộn, độc đáo, hấp dẫn và rất gần gũi; trải nghiệm ca - múa-nhạc-khiêu vũ, thời trang nhí... giúp các em phát triển kỹ năng, khơi dậy năng khiếu, tạo một sân chơi lành mạnh sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp.

Bên cạnh đó, các em còn được trải nghiệm các môn thể thao, tham gia tìm hiểu, trải nghiệm, chơi cờ vua-môn thể thao trí tuệ; biểu diễn võ thuật cổ truyền, múa lân-sư-rồng...; tham gia các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn phòng cháy chữa cháy, trải nghiệm làm lính cứu hỏa, hướng dẫn các kỹ năng khi gặp sự cố cháy nổ, kỹ năng giải cứu, sơ cứu người bị nạn... Đây sẽ là những bài học quý giá giúp các em bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại.

Trong khuôn khổ các hoạt động của “Lễ hội Trung Thu năm 2024”, công chúng được khám phá khu trưng bày, trải nghiệm “Trang sách với tuổi thơ”, với những trang sách hay và không gian văn hóa đọc dành cho các em ham đọc sách, yêu sách; Trải nghiệm “Chạm vào thế giới sắc màu” với bảng màu rực rỡ của thế giới hội họa, nơi các em có thể tự tay sáng tạo cho mình và người thân những tác phẩm mỹ thuật có ý nghĩa; Tham gia trải nghiệm “Lái xe an toàn”, tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em; hướng dẫn các em kỹ năng lái xe an toàn, thực hành trên sa hình, tổ chức mini games theo chủ đề...

Cùng với đó, các em nhỏ còn có cơ hội trải nghiệm các trò chơi học tập, tư duy, sáng tạo, lắp ráp làm đồ thủ công, thử thách siêu trí nhớ, mini game có thưởng, tư duy logic với đồ chơi giáo dục thông minh, lắp ráp mô hình mini, hướng dẫn giải mã các khối rubik…; tham gia các trò chơi dân gian như ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, cà kheo, nhảy sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò… để rèn luyện tính kiên trì, độ nhanh nhẹn, khéo léo và hoạt bát...

Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.

Các hoạt động trong lễ hội sẽ đưa các em nhỏ đến với những giấc mơ, những câu chuyện thần kỳ, ước vọng tương lai... góp phần hoàn thiện nhân cách của con người Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo Phương Lan (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực từ cây lá giang

Người Jrai với ẩm thực từ món lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo.
Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

(GLO)-

Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút hàng ngàn du khách, người dân đến tham quan thưởng lãm trong dịp lễ Quốc khánh 2-9 thì các homestay, farmstay nơi đây cũng không kém phần nhộn nhịp.

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap.