Khách Tây thích thú trải nghiệm Tết 'bên cồn'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình Xuân yêu thương 2025 với chủ đề "Hương Tết xưa - sắc xuân nay" diễn ra tại Công viên Biển Đông, TP. Đà Nẵng thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước.

Không chỉ tái hiện những giá trị truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam, nơi đây hòa quyện nét hiện đại, trẻ trung, đặc trưng của thành phố đáng sống.

Không gian được bài trí như một bức tranh Tết xưa, giản dị mà ấm áp. Du khách có thể tự tay tham gia các hoạt động truyền thống như gói bánh chưng, bánh tét, nấu bánh hay làm các loại bánh mứt ngày Tết, từ mứt dừa, mứt gừng đến bánh thuẩn, bánh in... Từng góc nhỏ đều gợi nhắc về hình ảnh Tết xưa đầy yêu thương, sum vầy bên mâm cỗ ngày xuân.

Du khách nước ngoài hào hứng chụp ảnh kỷ niệm bên không gian Tết xưa bên Công viên Biển Đông. Ảnh: Ngọc Thắm.
Du khách nước ngoài hào hứng chụp ảnh kỷ niệm bên không gian Tết xưa bên Công viên Biển Đông. Ảnh: Ngọc Thắm.
Bà Phạm Kim Ánh 60 tuổi, người mang đến lễ hội món bánh chưng truyền thống, chia sẻ: “Bánh chưng không chỉ là món ăn, mà còn là hồn cốt của ngày Tết Việt Nam. Qua sự kiện này, tôi mong muốn thế hệ trẻ sẽ hiểu, yêu và gìn giữ giá trị dân tộc, đồng thời để du khách quốc tế thêm yêu ẩm thực Việt”. Ảnh: Ngọc Thắm.
Bà Phạm Kim Ánh 60 tuổi, người mang đến lễ hội món bánh chưng truyền thống, chia sẻ: “Bánh chưng không chỉ là món ăn, mà còn là hồn cốt của ngày Tết Việt Nam. Qua sự kiện này, tôi mong muốn thế hệ trẻ sẽ hiểu, yêu và gìn giữ giá trị dân tộc, đồng thời để du khách quốc tế thêm yêu ẩm thực Việt”. Ảnh: Ngọc Thắm.
Chứng kiến và trải nghiệm cách làm bánh chưng, bánh tét - món ăn truyền thống không thể thiếu của Tết Việt. Ảnh: Ngọc Thắm.
Chứng kiến và trải nghiệm cách làm bánh chưng, bánh tét - món ăn truyền thống không thể thiếu của Tết Việt. Ảnh: Ngọc Thắm.
Mọi người có thể thưởng thức mứt dừa, mứt gừng, bánh in... miễn phí. Ảnh: Ngọc Thắm.
Mọi người có thể thưởng thức mứt dừa, mứt gừng, bánh in... miễn phí. Ảnh: Ngọc Thắm.
Các không gian viết thư pháp, xin chữ ông đồ, têm trầu cánh phượng… đem lại sự lắng đọng, mang đậm nét tinh thần Tết cổ truyền. Ảnh: Ngọc Thắm.
Các không gian viết thư pháp, xin chữ ông đồ, têm trầu cánh phượng… đem lại sự lắng đọng, mang đậm nét tinh thần Tết cổ truyền. Ảnh: Ngọc Thắm.
Du khách nước ngoài hào hứng với trải nghiệm. Ảnh: Ngọc Thắm.
Du khách nước ngoài hào hứng với trải nghiệm. Ảnh: Ngọc Thắm.

Không chỉ tái hiện Tết xưa, chương trình còn mang đến một sắc xuân đầy hiện đại và tươi mới. Những cụm trang trí check-in độc đáo như thúng, ván lướt, các mô hình linh vật Tết được bày trí dọc tuyến biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và các điểm nổi tiếng như bán đảo Sơn Trà, bãi biển đêm Mỹ An. Những gam màu rực rỡ của hoa xuân, kết hợp cùng thiết kế trẻ trung, đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan và lưu giữ khoảnh khắc đẹp.

Check-in bên những bức tranh vẽ trên thuyền thúng vô cùng độc đáo. Ảnh: Ngọc Thắm.
Check-in bên những bức tranh vẽ trên thuyền thúng vô cùng độc đáo. Ảnh: Ngọc Thắm.

Không gian lễ hội còn được khuấy động bởi hàng loạt hoạt động nghệ thuật sôi động như biểu diễn âm nhạc đường phố, hô hát bài chòi, trích đoạn Tuồng, nhảy sạp, đập niêu, vẽ mặt nạ. Các hoạt động này không chỉ tạo không khí vui tươi mà còn giúp du khách hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật đặc sắc của miền Trung.

Chị Lê Na (25 tuổi) - diễn viên Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng - mang trang phục truyền thống đến lễ hội, chị bày tỏ: “Tôi muốn du khách, đặc biệt là người nước ngoài, cảm nhận được sự tinh tế của nghệ thuật Tuồng qua từng chi tiết nhỏ như mũ, mặt nạ, hay những động tác biểu diễn. Đây là cách để tôi góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam”.

Lưu lại những hình ảnh độc đáo với nghệ thuật Tuồng. Ảnh: Ngọc Thắm.
Lưu lại những hình ảnh độc đáo với nghệ thuật Tuồng. Ảnh: Ngọc Thắm.
Thích thú với màn nhảy sạp rộn ràng. Ảnh: Ngọc Thắm.
Thích thú với màn nhảy sạp rộn ràng. Ảnh: Ngọc Thắm.
Ông Sylvain Quebec (66 tuổi) - du khách đến từ Canada - chia sẻ: “Tôi rất hào hứng khi tham gia lễ hội này. Không gian đậm chất Việt Nam khiến tôi như lạc vào một câu chuyện Tết cổ tích. Ẩm thực thì tuyệt vời, các hoạt động văn hóa hấp dẫn và đầy sáng tạo. Tôi chắc chắn sẽ quay lại Việt Nam thêm nhiều lần nữa”. Ảnh: Ngọc Thắm.
Ông Sylvain Quebec (66 tuổi) - du khách đến từ Canada - chia sẻ: “Tôi rất hào hứng khi tham gia lễ hội này. Không gian đậm chất Việt Nam khiến tôi như lạc vào một câu chuyện Tết cổ tích. Ẩm thực thì tuyệt vời, các hoạt động văn hóa hấp dẫn và đầy sáng tạo. Tôi chắc chắn sẽ quay lại Việt Nam thêm nhiều lần nữa”. Ảnh: Ngọc Thắm.

Theo Ngọc Thắm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Mùa xuân bên dòng sông Ba

Mùa xuân bên dòng sông Ba

(GLO)- Mùa xuân bên dòng Ba (đoạn qua xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thật đẹp. Sáng sớm tinh mơ, mặt sông như làn khói phủ. Sương bay lãng đãng theo cơn gió nhẹ phả vào bờ rồi lẫn vào màu xanh cây cỏ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình...

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Lễ hội mai vàng không chỉ là dịp để người dân, du khách chiêm ngưỡng những cây mai vàng khoe sắc rực rỡ, mà còn là cơ hội để An Nhơn khẳng định thương hiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương-mai vàng An Nhơn, một sản phẩm truyền thống gắn bó với đời sống của người dân nơi đây bao đời nay.

Nhà rông truyền thống làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội văn hóa quan trọng. Ảnh: M.N

Mơ Hra-Đáp phấn đấu trở thành làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Với lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Bahnar, làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) được huyện Kbang chọn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đề ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

(GLO)- Từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, người Jrai khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chế biến thành món ăn thập cẩm đạm bạc. Dù không nêm nếm bất cứ gia vị nào, song món ăn này lại đậm đà hương vị ẩm thực đặc trưng của người Jrai.

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.