Fanpage di sản Huế bật mí 'bí kíp' chụp ảnh sống ảo cực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng trăm bài viết chia sẻ bí quyết chụp hình đẹp cùng di sản của trang Fanpage Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang được nhiều du khách hưởng ứng, chia sẻ. Đây là một trong dự án thú vị vừa được triển khai.

Thời gian gần đây, trang Fanpage của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều bài đăng thú vị hướng dẫn bí quyết chụp hình cùng di sản Huế, thu hút hàng nghìn lượt tương tác, chia sẻ và bình luận tích cực.

Một bài viết chia sẻ cách chụp ảnh bên trong cung đình Huế có nhiều lượt yêu thích. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Một bài viết chia sẻ cách chụp ảnh bên trong cung đình Huế có nhiều lượt yêu thích. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Mới đây nhất, bài viết "Bạn muốn có những bức ảnh check-in đẹp lung linh, đậm chất cung đình khi đến Huế? Hãy lưu ngay những gợi ý góc chụp sau đây để có bộ ảnh ấn tượng nhất nhé!" đã có rất nhiều lượt tương tác.

Yếu tố giúp những bài viết bài được hưởng ứng là nhờ cách chia sẻ chụp ảnh rất chi tiết, dễ hiểu và hình ảnh minh họa đẹp mắt.

Ảnh trong bài viết hướng dẫn các cặp đôi chụp ảnh tại Đại nội Huế. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ
Ảnh trong bài viết hướng dẫn các cặp đôi chụp ảnh tại Đại nội Huế. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ

Các bài viết cũng hướng dẫn chi tiết từ góc chụp, "mẹo" tạo dáng, thời gian chụp lý tưởng. Đơn cử bài viết hướng dẫn chụp ở Ngọ môn có đoạn: "Góc chụp: Đứng chính diện giữa lối đi, để lối hoa hai bên tạo hiệu ứng dẫn mắt vào trung tâm bức ảnh. Mẹo tạo dáng: Đi bộ nhẹ nhàng, áo dài thướt tha và hướng ánh mắt về xa xăm để tăng chiều sâu cho bức ảnh. Thời gian lý tưởng là vào buổi sáng sớm khi sương mù giăng nhẹ sẽ tạo hiệu ứng huyền ảo".

Nội dung hướng dẫn các góc chụp cũng gây chú ý, như chụp với cây sứ đại thụ bên hồ phải chụp từ xa, lấy toàn cảnh cây sứ đại thụ trơ trọi kết hợp với hồ nước mờ ảo phía sau. Tạo dáng thì bước chậm rãi dọc theo bãi cỏ, tạo cảm giác nhẹ nhàng như một bức tranh cổ...

Những bài viết này còn chia sẻ cách chỉnh màu, như tăng nhẹ độ tương phản và giảm bớt độ bão hòa để giữ nguyên nét cổ điển của bức ảnh.

Ngoài nội dung hữu ích, mỗi bài viết đều đính kèm những hình ảnh ấn tượng. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ
Ngoài nội dung hữu ích, mỗi bài viết đều đính kèm những hình ảnh ấn tượng. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ

Dưới những bài viết, nhiều người xem để lại bình luận thích thú như: "Tuyệt vời", "bài viết rất hữu ích", "Mình sẽ đến Huế và thử theo cách chụp hình này"…

Chia sẻ về ý tưởng độc đáo trên, ông Trần Thiện, tổ trưởng Tổ truyền thông (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) cho biết mục tiêu của dự án là để tất cả du khách đến Huế biết được những góc chụp đẹp nhất cùng quần thể di tích. Xa hơn là quảng bá hằng ngày về di sản Huế. Đặc biệt, khi du khách chụp hình và đăng tải lên trang cá nhân thì chính những du khách này sẽ là "đại sứ" truyền thông cho hình ảnh đẹp về Huế.

Theo ông Thiện, chỉ hơn 2 tháng triển khai, trang Fanpage của trung tâm đã đăng tải hơn 100 bài viết hướng dẫn du khách chụp hình cùng di sản, thu về hàng nghìn lượt thích và tương tác. Những bài viết này cập nhật thường xuyên nhưng chia theo khung giờ cố định trong ngày để người dân và du khách có thể tiếp cận.

Những kinh nghiệm về góc chụp, bố cục, trang phục đều được lấy từ các nhiếp ảnh gia. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ
Những kinh nghiệm về góc chụp, bố cục, trang phục đều được lấy từ các nhiếp ảnh gia. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ

"Những hình ảnh đăng tải và bí quyết chụp hình được trung tâm lấy từ đội cộng tác viên di sản của trung tâm. Họ là những nhiếp ảnh gia rất giỏi, vô cùng yêu Huế, sẵn sàng chia sẻ để lan tỏa hình ảnh Huế đi khắp nơi", ông Thiện nói.

Qua những bức ảnh này, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mong muốn dự án sẽ góp phần xây dựng Huế trở thành phim trường trong tương lai. "Những góc chụp về di sản của các nghệ sĩ tài ba cũng là góc chụp điện ảnh, để các nhà làm phim thấy được cảnh đẹp của Huế…", ông Thiện nói thêm

Bức ảnh được chụp lúc ban mai trong Đại nội Huế. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ
Bức ảnh được chụp lúc ban mai trong Đại nội Huế. ẢNH: CTV DI SẢN HUẾ

Ngoài những bài viết chia sẻ hữu ích, trang Fanpage của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế còn được trang bị hệ thống trả lời tin nhắn bằng AI nhằm hỗ trợ du khách nhanh nhất khi tìm kiếm các thông tin liên quan đến dịch vụ, chính sách, điểm đến…

Theo Lê Hoài Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đi chơi cùng... AI

Đi chơi cùng... AI

Không nhất thiết phải tìm đến “tour guide”, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh, những người mê xê dịch có thể khám phá sâu mỗi vùng đất nơi họ muốn đến.

Thác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

E-magazineThác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) vốn được biết đến là vùng đất đa sắc màu văn hóa. Ngoài người Bahnar bản địa, Ya Hội còn có một số dân tộc phía Bắc. Đến thăm Ya Hội, du khách được trải nghiệm bên những con thác, dòng suối thơ mộng ẩn mình giữa núi non hùng vĩ. Và thác Ông Bà là một trong số đó.

Du lịch chiến trường xưa

Du lịch chiến trường xưa

(GLO)- Cuối tháng 2 vừa qua, một cựu binh Mỹ đưa gia đình quay lại thăm nơi ông từng đóng quân trong Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng và một số địa danh khác trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.