Đinh Công Hạnh: Trưởng nhóm năng động, nhiệt tình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nói đến ông Đinh Công Hạnh-Trưởng nhóm cải thiện sinh kế (LEG) trồng chanh dây (thôn 1, xã Kông Yang, huyện Kông Chro), các thành viên đều không tiếc lời khen ngợi. Không chỉ năng động, nhiệt tình hướng dẫn các thành viên trong nhóm, ông Hạnh còn giúp Ban Phát triển xã và Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Kông Chro triển khai hiệu quả công việc được giao.

Trước khi trở thành trưởng nhóm LEG trồng chanh dây, ông Hạnh đã là tấm gương tiêu biểu vì tính cần cù, chịu khó và luôn nhiệt tình giúp đỡ người dân trong thôn. Tuy đất canh tác của gia đình ông Hạnh không nhiều (chỉ có gần 1,5 ha trồng mía, 1 ha trồng mì) song nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất cây trồng luôn đạt cao. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông cũng để dành được 60-70 triệu đồng.

 

Ông Hạnh (bìa trái) cùng các thành viên trong nhóm đang chuẩn bị thu hoạch chanh dây. Ảnh: Đ.Y
Ông Hạnh (bìa trái) cùng các thành viên trong nhóm đang chuẩn bị thu hoạch chanh dây. Ảnh: Đ.Y

Đầu năm 2017, khi Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ cho 16 hộ của thôn 1 thực hiện nhóm LEG trồng chanh dây, ông Hạnh được cử làm trưởng nhóm. Dù chanh dây là cây trồng mới trên địa bàn xã Kông Yang nhưng bà con vẫn đề xuất dự án hỗ trợ bởi loại cây này cho thu nhập cao. Vì thế, khi dự án hỗ trợ cho nhóm gần 300 triệu đồng đầu tư trồng chanh dây trên diện tích 2 ha, các thành viên trong nhóm rất mừng.

Sau khi được tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, bà con dần dần nắm vững quy trình và tự tin làm theo. “Các thành viên tham gia nhóm rất nhiệt tình. Họ vừa học vừa làm nhưng thành viên nào cũng nắm bắt nhanh quy trình kỹ thuật trồng chanh dây. Nhờ đó, chu kỳ trồng chanh dây 6 tháng mới cho thu hoạch nhưng vườn chanh dây của nhóm LEG thôn 1 chỉ trồng 4 tháng quả đã lúc lỉu, cho thu hoạch trước 2 tháng”-ông Hạnh phấn khởi cho biết.

Bắt đầu trồng từ tháng 5, đến tháng 9 thì chanh dây cho thu hoạch. Từ tháng 9 đến nay, nhóm LEG trồng chanh dây thôn 1 đã thu và bán được trên 60 triệu đồng. Ông Hạnh cho biết, từ khi tham gia nhóm LEG trồng chanh dây, gia đình ông cũng như 15 hộ thành viên thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cán bộ dự án, từ việc hướng dẫn mua vật tư đầu vào, mua các loại phân bón chất lượng cho đến kỹ thuật bón lót, bón thúc để vườn cây cho năng suất cao. Việc trồng chanh dây của nhóm được làm tập trung, vì thế, rất dễ dàng huy động nhân lực tham gia chăm sóc, thu hoạch. Các thành viên cũng dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Khi chanh dây cho thu hoạch, các hộ không tham gia nhóm cũng đến tìm hiểu, nhờ hướng dẫn cách trồng, kỹ thuật chăm sóc để trồng ở vườn nhà.

Các thành viên trong nhóm đều cho rằng, trồng chanh dây không khó, chủ yếu là tốn nhiều công chăm sóc. Là thành viên của nhóm, ông Đinh Công Hiền nhận xét: “Trồng chanh dây vốn ban đầu không nhiều, thời gian thu hoạch nhanh. Với đầu ra ổn định như hiện nay, chanh dây không chỉ là cây thoát nghèo mà còn giúp bà con làm giàu”. Còn anh Nguyễn Đức Ảnh thì chia sẻ: “4 tháng tham gia nhóm LEG trồng chanh dây đã cho mình nhiều kinh nghiệm để trồng một loại cây mới trên đất pha cát này. Đây là bước đệm để gia đình mình chuyển diện tích đất vườn đang trồng hoa màu sang trồng chanh dây”.

Cứ 2-3 ngày, chanh dây lại cho thu một lần, kéo dài trong khoảng 2 năm. Mới cho thu từ tháng 9-2017 đến nay nhưng nhóm LEG trồng chanh dây thôn 1 đã đạt kết quả hơn cả mong đợi. Số tiền thu được, nhóm đầu tư mua thêm phân bón, còn lại chia đều để mỗi thành viên có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Để nhóm hoạt động hiệu quả, ngoài thời gian làm việc nhà, ông Hạnh còn thường xuyên đốc thúc các thành viên sắp xếp hài hòa việc nhà, việc nhóm. “Tháng nào nhóm cũng họp 2 lần. Những vấn đề chưa rõ, các thành viên cùng nhau thảo luận, phân tích, rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp thực hiện sao cho đạt hiệu quả nhất. Riêng vấn đề đóng quỹ nhóm, các thành viên rất nhiệt tình tham gia. Ngoài chi phí mua nước uống cho mỗi buổi họp nhóm, số tiền còn lại trong quỹ, thành viên nào cần đều được mượn rồi trả lại”-ông Hạnh kể.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.