Trẻ con thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Biết bao lần tôi đứng lặng ở một góc sân trường hoặc hành lang để ngắm nhìn những cô cậu học trò. Các con được sinh ra và lớn lên ở thành phố, được sống và học tập trong những ngôi trường khang trang, sạch đẹp, được hưởng nền giáo dục hiện đại, được chăm lo về thể chất và tinh thần. Nhưng không phải ai cũng hiểu được rằng đằng sau những hình ảnh ấy là bao điều đáng suy ngẫm.
Mỗi sáng, những đứa trẻ ở thành phố vẫn thường dậy sớm, theo cha mẹ đến trường. Nhiều em có mặt nơi cổng trường từ lúc 6 giờ sáng để bố mẹ còn kịp thời gian đi làm. Có em may mắn được sống cùng ông bà hay bố mẹ làm công việc không quá áp lực về thời gian, có bé thì được người giúp việc đưa đón thay người thân.
Buổi chiều cũng vậy, có bé thì được bố mẹ đón đúng giờ. Còn nhiều bé khi tan học vẫn tha thẩn chơi chờ bố mẹ tới đón. Nhiều hôm có việc bận, có gia đình nhờ cô giáo đưa về.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Có lần, tôi hỏi chuyện một phụ huynh: “Mỗi ngày, anh chị dành thời gian trò chuyện cùng con được bao nhiêu?”. Có người trả lời, đại ý, nhiều khi đi làm về, chỉ kịp hỏi chuyện qua loa, tranh thủ cơm nước; sau đó các con học bài, còn thời gian thì chơi điện thoại hoặc máy tính, bố mẹ thì đi cả ngày nên chỉ muốn nghỉ ngơi...
Còn một đồng nghiệp của tôi thì tâm sự, khi chị gửi thông báo nội dung học tập của học sinh về cho phụ huynh, cậu học trò bảo: “Ba mẹ con bận lắm, không có thời gian quan tâm đến việc học của con đâu”. Câu nói vô tư của cậu trò nhỏ khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ. Phải chăng chính sự thiếu quan tâm của cha mẹ đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đứa trẻ.
Trên thực tế, nhu cầu được yêu thương, được bộc lộ tình cảm của trẻ rất lớn. Các con thường xuyên nói lời yêu thương, thích được nắm tay hoặc ôm thầy cô khi gặp gỡ, thả tim hay vẫy chào khi đứng từ xa hoặc lúc lên xe về nhà… Những lời chào, lời khen ngợi, lời yêu thương được các con bộc lộ nhiều hơn những trẻ khác.
Hiện nay, tại khu vực nội đô ở một số tỉnh, thành trong cả nước, nhiều ngôi trường đã được xây dựng với đầy đủ chức năng đưa đón, chăm lo, dạy dỗ và giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện thể chất… một cách toàn diện cho học sinh. Những tiết học ngoài nhà trường, hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật, tiếng Anh… sẽ giúp cho trẻ phát triển hài hòa hơn mà không bị gò bó trong không gian là những bức tường khô cứng. Những ngôi trường như thế thật sự là ngôi nhà thứ 2 của không ít đứa trẻ sống ở thành phố hiện nay.
NGUYỄN THỊ BÉ

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.