Thầy giáo trả lại túi đầy tiền vàng - cú lừa chạm đến trái tim

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thầy giáo bịa ra chuyện nhặt được tiền vàng trả lại người mất đã tự vẽ thêm nét hoen ố vào hình ảnh người thầy, người làm truyền thông có thêm bài học.
 Thầy giáo bịa chuyện mình nhặt được túi đầy tiền vàng rồi trả lại người mất.
Thầy giáo bịa chuyện mình nhặt được túi đầy tiền vàng rồi trả lại người mất.
Người ta bảo, làm báo viết đấu tranh tiêu cực mới khó, viết gương người tốt việc tốt là an toàn nhất. Nhưng không phải vậy, khen đúng người, đúng bản chất, khen có chừng mực… là một việc khó không kém gì những bài báo điều tra, chống tiêu cực. Nhiều khi còn khó hơn rất nhiều bởi những bài viết về gương người tốt việc tốt chỉ cần “sai một li” thì hậu quả với xã hội vô cùng lớn.
Hôm rồi, có thời gian hàn huyên với GS Đặng Hùng Võ, ông trăn trở “bây giờ dường như người ta vô cảm với nhau hơn. Báo chí thì chỉ nhìn thấy tiêu cực”. Nhưng tôi bảo, “Không phải thầy ạ, người ta không vô cảm mà cảnh giác hơn. Bởi có quá nhiều chuyện tưởng như là việc tốt, việc nên làm, hàng trăm người lao vào giúp đỡ, bênh vực, nhưng cuối cùng lại là sự dối trá tinh vi. Ra đường nhìn thấy người bị nạn, cơ nhỡ nhiều người động lòng trắc ẩn lắm nhưng cũng không dám giúp đỡ vì sợ liên lụy. Bởi đã có người thân, bạn bè hay nhiều người ngoài xã hội đã từng “làm phúc phải tội”, đã từng giúp đỡ nhầm người..”.
Mới đây, câu chuyện một thầy giáo ở Hà Tĩnh nhặt được một túi đầy tiền vàng rồi mang trả cho người đã mất được rất nhiều tờ báo đăng tải, cư dân mạng điên đảo chia sẻ vì đây là hành động tốt hiếm hoi trong xã hội.
Với quan điểm của người làm công tác tuyên truyền, chúng tôi nghĩ đây là việc đáng được tuyên dương, đặc biệt đó lại là một thầy giáo nên càng đáng được khuyến khích để nhân rộng trong môi trường giáo dục để các học sinh noi gương. Cũng vì đó là một người thầy giáo có tên, tuổi, địa chỉ rõ ràng nên chúng tôi lại càng tin tưởng việc làm đó là thật. Nhưng sự dối trá của thầy được che đậy quá kỹ càng, qua mắt được rất nhiều người, đặc biệt là các nhà báo, để thầy giáo lừa một cách ngoạn mục, kéo theo dư luận tung hô hành động của thầy.
Hôm nay, khi sự thật đã bị phanh phui, nói về việc làm của mình, thầy Cường bảo chỉ vì mong muốn xã hội có cái nhìn tốt đẹp về ngành giáo dục, thầy đã nghĩ ra câu chuyện “nhặt được tiền, vàng” rồi trả lại cho người mất.
Mọi giải thích của thầy lúc này đểu là ngụy biện, không thể chấp nhận được. Bởi, hơn ai hết, thầy phải là người hiểu hậu quả việc làm của mình, chưa kể thầy là người dạy cho các em học sinh của minh sự “khiêm tôn, thật thà”. Dù có nói bất cứ điều gì lúc này để biện minh cho hành động của mình thì thầy cũng đã tự vẽ thêm một nét hoen ố về hình ảnh người thầy.
Đây là một sai sót nghề nghiệp, là bài học để chính những người làm báo chúng tôi phải ghi nhớ để lần sau không vấp phải những “cú lừa chạm đến trái tim” như thế. Xã hội càng phát triển, người ta càng có nhiều mánh lới tinh vi để thổi phồng tên tuổi, để trục lợi cho bản thân. Nghệ thuật che đậy cái xấu đã ở đỉnh cao nên một kẻ bình thường cũng có thể khiến cả xã hội điên đảo tung hô, xót xa chia sẻ, sau đó mới giật mình thì ra mình đã bị lừa.
Vũ Hạnh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.