Hỗn chiến vì "chướng mắt" ở quận 11, nam thanh niên thiệt mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai nhóm thanh niên ở quận 11, TP HCM đã lao vào hỗn chiến khiến một người bị thương và một người thiệt mạng.

Ngày 5-12, Cơ quan CSĐT Công an quận 11, TP HCM cho biết một vụ hỗn chiến khiến 2 người thương vong đã xảy ra trên địa bàn vào tối 28-11.

Thời điểm đó, Hồ Long Kiệt (SN 1992) cùng L.V.T. (SN 1999, ngụ quận 11) và nhóm bạn uống bia bên lề đường. Lúc này, Kiệt băng sang đường để về nhà lấy điện thoại thì bị một xe máy suýt tông trúng. Chiếc xe này tiếp tục nẹt pô rồi chạy vào nhà một người gần đó.

Nhóm Kiệt thấy "chướng mắt" nên chuẩn bị hung khí hỗn chiến với nhóm chạy xe máy nẹt pô.


 

 Nhóm người bị tạm giữ.
Nhóm người bị tạm giữ.


Vụ hỗn chiến khiến một nam thanh niên 18 tuổi bị thương và L.V.T. bị nhóm đối phương chém trọng thương, sau đó tử vong.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 11 khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người liên quan và hiện tạm giữ một số người để tiếp tục điều tra.

Theo PHẠM DŨNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.