Học sinh sáng chế hệ thống báo động thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai, 2 nữ sinh lớp 9 ở Kon Tum đã nghiên cứu, chế tạo ra hệ thống báo động mưa to, gió lớn, nước ngập. Đó là các em Nguyễn Mai Như Trúc và Đào Thị Thanh Tâm (cùng học lớp 9A, Trường tiểu học - THCS xã Sa Nghĩa, H.Sa Thầy).

Như Trúc cho biết hằng năm người dân miền Trung phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người, tài sản do bão lũ gây ra. Mong muốn người dân có thể chủ động phòng, tránh thiên tai, Như Trúc đã bàn với Thanh Tâm nghiên cứu, chế tạo thiết bị cảnh báo rủi ro thiên tai.

Nghĩ là làm, 2 bạn đi tìm những vật dụng như vỏ chai nước, miếng xốp hỏng, dây điện và công tắc bỏ đi, bình ắc quy cũ... Sau khi đã có đủ các vật liệu cần thiết, cả 2 bắt tay vào thực hiện dự án.

Như Trúc và Thanh Tâm cùng thiết bị báo động thiên tai mưa to, gió lớn và nước ngập

Như Trúc và Thanh Tâm cùng thiết bị báo động thiên tai mưa to, gió lớn và nước ngập

Đối với bộ phận đo lượng mưa, Như Trúc và Thanh Tâm cắt 2 vỏ chai nhựa rồi nối với nhau bằng ống nhựa dẻo. Miệng chai thứ nhất để ngoài trời, miệng chai còn lại gắn với chiếc phao làm bằng xốp. Khi mưa, nước từ vỏ chai thứ nhất chảy qua ống nhựa đến vỏ chai thứ hai. Do lực đẩy của nước, phao nổi lên theo từng mức độ. Nếu lượng mưa lớn đến mức nhất định, phao sẽ nổi lên chạm vào công tắc. Lúc này đèn sáng và chuông báo động thiên tai vang lên.

Để phát hiện tình trạng thiên tai ngập lụt, thủy điện xả lũ, Như Trúc và Thanh Tâm cũng sử dụng vỏ chai để làm thiết bị cảnh báo. Hệ thống gồm 1 chai nước rỗng đậy nắp đặt trong 1 ống nhựa. Khi thủy điện xả lũ hay xảy ra ngập lụt bất ngờ, nước tràn vào nhà. Khi nước dâng lên, chai nhựa theo đường ống nổi lên, từ đó nâng cánh tay đòn chạm vào công tắc làm đóng mạch điện, bật đèn và chuông báo động.

Những vật liệu này có thể tái chế nên hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu không có sẵn mà đi mua thì giá thành cũng rất rẻ. Thiết bị có trọng lượng khoảng 5 kg, mọi người có thể dễ dàng lắp đặt và sử dụng, vận chuyển.

THANH TÂM

Để làm bộ phận cảnh báo thiên tai gió lớn, 2 nữ sinh cắt các đáy chai nhựa làm chong chóng hứng gió làm cánh quạt quay. Khi gió có tốc độ lớn tới mức gây nguy hiểm, chong chóng sẽ có 1 cánh tay đòn chạm vào công tắc làm đóng mạch điện giúp đèn sáng và chuông báo động reo.

Thanh Tâm cho biết thiết bị được làm từ những vật liệu dễ tìm và tận dụng đồ dùng cũ của gia đình nên chi phí thực hiện rất thấp. "Những vật liệu này có thể tái chế nên hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu không có sẵn mà đi mua thì giá thành cũng rất rẻ. Thiết bị có trọng lượng khoảng 5 kg, mọi người có thể dễ dàng lắp đặt và sử dụng, vận chuyển", Thanh Tâm giới thiệu.

Ông Nguyễn Đức Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS xã Sa Nghĩa, cho biết Như Trúc và Thanh Tâm đều là học sinh giỏi của trường, thành viên đội tuyển thi học sinh giỏi, vừa tham gia các cuộc thi về tài năng tiếng Anh. Sản phẩm "Thiết bị báo động mưa to, gió lớn và nước ngập" của 2 nữ sinh vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp huyện dành cho học sinh trung học năm học 2022 - 2023.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.