Có phải một số người trẻ đang dần quên... lời cảm ơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lời cảm ơn như một phép lịch sự khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Ấy vậy mà thực tế có một bộ phận người trẻ dường như quên lời cảm ơn.
Trong cuộc sống, có nhiều người trẻ quên nói lời cảm ơn. ẢNH SHUTTERSTOCK

Trong cuộc sống, có nhiều người trẻ quên nói lời cảm ơn. ẢNH SHUTTERSTOCK

Lời cảm ơn đâu rồi?

Chị Lê Thị Hoài Xuân (30 tuổi), phụ trách tuyển dụng của một công ty về du lịch trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) cho rằng cuộc sống hiện nay đang dần vắng đi những lời cảm ơn. Mà trong đó, có không ít những người trẻ, quên mất lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ.

Chị Xuân minh chứng bằng việc kể chuyện hai đồng nghiệp còn khá trẻ ở công ty. "Họ xin tôi số liên lạc của các đối tác trong ngành. Tôi sẵn sàng đưa và thậm chí hướng dẫn cặn kẽ cách xưng hô, cách chào hỏi để đối tác cảm thấy hài lòng. Ấy vậy mà sau khi chia sẻ, họ chẳng đoái hoài cảm ơn. Họ bấm số điện thoại và lưu lại rồi... bỏ đi. Tôi tự hỏi, lời cảm ơn đâu rồi?".

Cũng theo chị Xuân: "Tôi giúp đỡ người khác nhưng người khác lại xem việc tôi giúp đỡ giống như là nghĩa vụ mà tôi phải làm. Cảm thấy rất thất vọng".

Câu chuyện chị Xuân kể không hề cá biệt. Chuyện những người trẻ quên nói lời cảm ơn khá phổ biến hiện nay. Dù họ được người khác chỉ dẫn trong công việc, giúp đỡ tạo những mối quan hệ, hỗ trợ về nhiều mặt trong cuộc sống... Nhưng rồi, một lời cảm ơn cũng chẳng xuất hiện.

Trần Anh Tín (31 tuổi), nhân viên làm việc tại Công ty công nghệ thông tin tin học Việt, Q.6 (TP.HCM) cũng nhận định: "Lời cảm ơn đã và đang dần ít đi".

Tín lấy ví dụ: "Chẳng hạn, khi đến công ty làm việc, có người không thể sắp xếp xe ngay ngắn vào bãi gửi xe. Khi đó, bảo vệ chạy lại giúp. Nhưng một số người lại mặc định rằng đó là việc phải làm của bảo vệ, họ chớ hề nói lời cảm ơn. Hay chỗ ngồi của nhân viên được lau sạch cũng nhờ nhân viên vệ sinh. Nhưng sau khi nhờ lau cái bàn, chỉnh trang cái ghế, một số người vẫn tiết kiệm lời cảm ơn".

Nguyễn Minh Trí (26 tuổi), nhân viên Công ty ZitaHima, TP.Thủ Đức, TP.HCM) nói: "Việc thiếu lời cảm ơn hiện diện khắp mọi nơi, ở nhiều không gian khác nhau. Như ở trong lớp đang học thạc sĩ, khi được bạn học chia sẻ tài liệu, nhiều người nhận và... im re mà quên mất người khác vừa giúp đỡ họ. Nơi làm việc cũng có những nhân viên trẻ hình như chẳng bao giờ nói lời cảm ơn dù hàng ngày họ được các đồng nghiệp giúp đỡ rất nhiều. Ở quán xá cũng vậy, nhiều khi được nhân viên cho thêm ly trà đá cũng nên cần có phép lịch sự là nói lời cảm ơn họ. Vậy mà thật tiếc khi những lời cảm ơn đáng lẽ cần được nói ra lại không xuất hiện".

Vũ Thị Ánh (28 tuổi), đang là giảng viên một trường đại học tại Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết mới đây đã hướng dẫn thực tập cho một nhóm 12 sinh viên. Nhưng chỉ có một nửa trong số đó biết cảm ơn người hướng dẫn sau khi thực tập xong. "Thật sự đáng buồn cho hiện tượng những người trẻ, còn là sinh viên, lại không biết nói lời cảm ơn với người giúp đỡ mình", nữ giảng viên này nói.

Được người bảo vệ giúp lấy xe, đừng xem đó là trách nhiệm của họ phải làm, thay vào đó hãy nói lời cảm ơn. ẢNH: PHONG LINH

Được người bảo vệ giúp lấy xe, đừng xem đó là trách nhiệm của họ phải làm, thay vào đó hãy nói lời cảm ơn. ẢNH: PHONG LINH

Vì đâu nên nỗi?

H.P.B., sinh viên Khoa Kế toán - tài chính, Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM, thú thật bản thân cũng đã từng một vài lần quên nói lời cảm ơn khi được người khác giúp. Như khi được bạn cùng lúc cho mượn máy tính, chia sẻ internet. Hay như khi được tặng quà sinh nhật, vội mở quà mà vô tình quên cảm ơn người tặng.

Hay L.T.Q.Tr., sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, cũng chia sẻ rằng có đôi khi quên cảm ơn bạn cùng phòng chia sẻ món quà quê, hoặc được chủ nhà trọ giảm bớt tiền phòng...

Chuyên gia kỹ năng sống Đỗ Thu Sương (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM) cho biết thực tế cuộc sống dần vắng bóng lời cảm ơn đã và đang hiển hiện.

"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Có thể vì họ (những người không nói lời cảm ơn - PV) thiếu đi kỹ năng sống, họ thường không nói lời cảm ơn từ trước đến nay và dần dần trở thành thói quen. Cũng có người cho rằng việc nói lời cảm ơn với người thân thiết, bạn bè thân thiết là khá sến súa. Điều này cũng dẫn đến họ khá vô tư trong các mối quan hệ, và khi được giúp đỡ, họ chẳng bận tâm đến việc cảm ơn. Ngoài ra, còn có nguyên nhân vì nhiều người mặc định rằng họ đương nhiên người khác phải làm điều đó cho họ, nghĩa là bảo vệ phải dắt xe cho họ, nhân viên quán nước phải phục vụ cho họ... nên họ nghĩ không nhất thiết phải cảm ơn...", chị Sương phân tích.

Chị Sương cho rằng: "Đừng nghĩ cảm ơn là khách sáo hay sến sẩm. Cần coi trọng lời cảm ơn trong cuộc sống. Biết nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác cũng như là thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp. Lời cảm ơn không hề khó nói, vậy thì đừng quên nói lời cảm ơn. Và hãy nhớ, cần thể hiện sự chân thành với những lời cảm ơn chứ không phải cảm ơn kiểu bâng quơ, cho có".

Chị Sương cũng khuyên rằng các phụ huynh có con nhỏ, nên dạy con biết nói lời cảm ơn, để dần dần theo thời gian sẽ hình thành nên thói quen tốt.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.