Khám phá “Gành đá đĩa” trên núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đứng trước những trụ đá thẳng đứng, xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên nhưng đầy nghệ thuật, du khách không khỏi trầm trồ trước sức mạnh sáng tạo của thiên nhiên.

Tất cả tạo nên một cảnh quan vừa hùng vĩ, vừa bí ẩn, khiến lòng người không khỏi tò mò và say mê.

Viết vậy, thoáng đọc qua vài người dễ hiểu nhầm tôi đang giới thiệu Gành đá đĩa, một địa danh quen thuộc ở tỉnh Phú Yên. Nhưng không, tôi sẽ đưa bạn đến một “Gành đá đĩa” mới nằm trên núi. Nó được phát lộ trong quá trình thi công Dự án Thủy điện Nước Chè tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Khối núi đá này có hình thù độc đáo, cao hàng chục mét, kéo dài hàng trăm mét với những trụ đá hình tròn, lục giác, tứ giác sắp xếp thành từng cột nối tiếp nhau, tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ và kỳ thú.

Dãy núi này nằm cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2 km và cách thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn) hơn 10 km về phía tây nam của huyện. Theo người dân địa phương, trước đây dãy núi này bị che khuất bởi cây cối và chỉ lộ ra một phần nhỏ. Tuy nhiên, khi con đường dẫn nước từ đập chính đến tua-bin được mở ra vào năm 2018, vách núi với những trụ đá mới phát lộ rõ ràng.

Dãy núi đá dài gần 500 m, phía dưới là dòng suối Đắk Chè nước trong xanh, phía trên là rừng cây rậm rạp. Mỗi trụ đá cao gần 5 m, xếp thành từng cột chạy dọc theo con đường, với tiết diện hình tứ giác, lục giác hoặc tròn tạo nên một cảnh quan độc đáo. Hiện tại, nơi này vẫn còn hoang sơ và chưa được nhiều người biết đến.

“Gành đá đĩa” trên núi này không chỉ thu hút những người yêu thiên nhiên mà còn làm say mê các nhà địa chất, những người muốn tìm hiểu về quá trình hình thành của các cấu trúc đá đặc biệt này. Những trụ đá, được hình thành từ hàng triệu năm trước, là minh chứng sống động cho sức mạnh và sự khéo léo của thiên nhiên.

Với vẻ đẹp độc đáo và giá trị khoa học, công trình trụ đá ở Quảng Nam này hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nước mà còn với các nhà nghiên cứu địa chất quốc tế. Việc phát hiện và bảo tồn địa điểm này không chỉ góp phần làm phong phú thêm bản đồ du lịch của Quảng Nam mà còn để chiêm nghiệm về sự kỳ diệu và vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên.

Theo NDO

Có thể bạn quan tâm

Thác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

E-magazineThác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) vốn được biết đến là vùng đất đa sắc màu văn hóa. Ngoài người Bahnar bản địa, Ya Hội còn có một số dân tộc phía Bắc. Đến thăm Ya Hội, du khách được trải nghiệm bên những con thác, dòng suối thơ mộng ẩn mình giữa núi non hùng vĩ. Và thác Ông Bà là một trong số đó.

Du lịch chiến trường xưa

Du lịch chiến trường xưa

(GLO)- Cuối tháng 2 vừa qua, một cựu binh Mỹ đưa gia đình quay lại thăm nơi ông từng đóng quân trong Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng và một số địa danh khác trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

“Hộ chiếu Hà Giang” thu hút du khách

“Hộ chiếu Hà Giang” thu hút du khách

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Giang trở nên hot trên các diễn đàn du lịch nhờ trào lưu mới mang tên “Hộ chiếu Hà Giang”. Chỉ với 30.000 đồng, du khách có thể check-in bằng cách sưu tập dấu mộc ở các điểm du lịch nổi tiếng ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

Mùa du lịch rừng

Mùa du lịch rừng

(GLO)- Khi nắng ươm vàng trên từng tán lá, sưởi ấm những cánh rừng và bướm bay rợp sắc trời tháng 3 chính là lúc bắt đầu mùa du lịch rừng Tây Nguyên.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.