Longform

Diên Phú chuyển mình

E-magazine Diên Phú chuyển mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Hơn nửa đời người đã qua nhưng ký ức tuổi 12 theo cha mẹ chuyển vào Diên Phú định cư luôn in đậm trong tâm trí ông Huỳnh Văn Thành-công chức Văn phòng-Thống kê xã Diên Phú. Đầu năm 1976, theo chủ trương của thị xã Pleiku, gia đình ông dời nhà từ phường Diên Hồng vào khu vườn mít sinh sống. Cùng đi đợt này còn có nhiều gia đình khác. 

 
 

“Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Diên Phú chưa thành lập xã, được định danh theo cách gọi của người dân là khu vườn mít, lò than (nay là thôn 1 và thôn 3). Nguyên do là ngày trước Mỹ đóng quân ở đây, xây dựng đồn bốt ở cạnh mấy cây mít cao lớn nên được gọi là khu vườn mít.

Khi gia đình tôi chuyển đến đây, cả vùng toàn đất trống, thưa thớt nhà dân. Mấy chục hộ dân dựng lều tạm để ở, tập trung sản xuất lương thực. Những năm đầu, cuộc sống cơ cực lắm, mỗi hộ được cấp chừng 1 kg gạo/ngày. Thiếu đói, bệnh sốt rét hoành hành cùng nỗi lo bọn phản động FULRO chống phá khiến nhiều hộ dời nhà đi nơi khác. Sau khi 2 đứa em chết do sốt rét, cha mẹ tôi cũng tính chuyển đi, nhưng rồi vẫn quyết tâm bám trụ”-ông Thành hồi tưởng.

 

Đi qua chiến tranh, có nơi nào trên mảnh đất chữ S lại không hoang tàn, đổ nát. Nhưng với ý chí quật cường cùng niềm tự hào dân tộc, người dân Diên Phú chăm chỉ làm lụng, dựng xây quê hương mới. Dưới bàn tay thô ráp của con người, từng lớp đất khô hằn dấu bánh răng xe tăng địch được xới lên. Hạt lúa, củ khoai nảy mầm xanh tươi.

Thương binh 3/4 Nguyễn Thị Liên (thôn 2) kể: Năm 1980, vợ chồng bà nghỉ hưu, chuyển từ nhà công vụ ở UBND tỉnh vào Diên Phú định cư. Thời gian đầu, ông bà dựng nhà khu bầu nước, hố cua (nay thuộc thôn 3). Vợ chồng sớm hôm vỡ đất trồng hoa màu để tự túc lương thực. Thời chiến tranh, Mỹ đóng quân ở đồi 42, còn ngoài này là vùng đệm. Do đó, các phương tiện cơ giới của địch thường xuyên đi tuần khiến đất đai bị nén chặt cứng, cây cối khô héo do thuốc hóa học. 

 

Còn nguyên Bí thư Đảng ủy xã Võ Bẹ cũng không thể quên những tháng ngày đảm nhiệm vai trò cán bộ xã theo sự phân công của cấp trên. Ông nhớ lại: Sau ngày giải phóng, vùng này toàn cây bụi, không có dân ở. Ở con dốc đầu đường vào thôn 3 bây giờ có mấy lò than của ông Ba Tri. Ông ấy từ phường Hội Phú vào đây đốt than hoa về bán cho lò rèn. Tên gọi khu lò than hình thành từ đó. Tiếp đó, người dân từ phường Hội Phú vào đốt than, khai hoang và làm nhà ở ngày càng đông hơn. Sau đó, Pleiku chia tách, thành lập thêm xã, phường khác, trong đó có Diên Phú. Tên gọi Diên Phú có nghĩa như nhắc nhớ ở xã này chủ yếu di dân phường Diên Hồng và Hội Phú chuyển vào sinh sống. 

 

Xã Diên Phú đang đô thị hóa theo sự phát triển từng ngày của TP. Pleiku. Dọc theo mấy con đường chính ngang qua địa bàn xã, những cụm dân cư khang trang, nhà cửa san sát nhau. Nổi bật nhất là thôn 3. Những dãy nhà nối tiếp nhau dài 3-4 km từ đầu đến cuối đường Hoàng Sa. Dọc theo con đường Trần Nhật Duật, những ngôi trường được xây dựng bề thế, nhà dân cũng liên tục mọc lên. 

 

Khu Công nghiệp Diên Phú góp thêm cho xã phía Tây Nam TP. Pleiku diện mạo khang trang, đẹp đẽ hơn. Những khoảnh đất phía đối diện Khu Công nghiệp chỉ lác đác nhà cửa thuở nào nay đã mang dáng dấp khu phố. Nhà bà Liên ở gần Khu Công nghiệp Diên Phú. Nhìn những dãy nhà xưởng liên tục được xây mới trên các dải đất của khu công nghiệp trong mấy năm gần đây, nữ thương binh ở tuổi “xưa nay hiếm” vui lây trước sự phát triển của xã, lẫn niềm tự hào về công lao của người chồng quá cố tên Nguyễn Nhàn. “Hồi mới dời nhà ra chỗ này ở, tôi đâm lo khi thấy cây cối vàng võ cùng bom mìn còn sót lại. Nhưng được chồng thuyết phục rằng, vùng này sẽ phát triển trong tương lai, tôi bỏ ý định dời nhà đi nơi khác sống. Bây giờ, đất đai ở đây tăng giá cao lắm. Như đoạn đường Hoàng Sa ngang qua nhà tôi đã có giá 200-250 triệu đồng/mét ngang”-bà Liên bộc bạch.

 

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Diễm-Chủ tịch UBND xã Diên Phú: Từ năm 2016 đến nay, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn có nhiều khởi sắc. Đời sống của người dân được nâng lên, thu ngân sách địa phương luôn đạt kế hoạch đề ra, bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt. “Tới đây, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tham mưu UBND thành phố kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư tại Khu Công nghiệp nhằm tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập người dân”-bà Diễm cho biết.

 

 
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Dòng "kênh" Ông Kiệt

Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

E-magazineThủ tướng Võ Văn Kiệt - "Kiến trúc sư" đổi mới: Đặt nền móng xây dựng đường Hồ Chí Minh

Nhớ lại thời điểm hơn 20 năm trước, ông Hà Đình Cẩn - nguyên Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình xa lộ Bắc - Nam, tổng giám đốc đầu tiên của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - cho hay không biết ý tưởng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc xây dựng một trục đường dọc thứ hai của đất nước xuất hiện từ bao giờ.
Vững tay chèo trên dòng sông tri thức

E-magazineVững tay chèo trên dòng sông tri thức

(GLO)- Theo sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh, những thầy giáo, cô giáo tuổi đôi mươi giờ đây tóc đã bắt đầu điểm bạc. Thế nhưng, tình yêu và sự tận tâm, nhiệt huyết với nghề trong họ lúc nào cũng vẹn nguyên. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng những
Gia Lai tưng bừng mùa lễ hội

E-magazineGia Lai tưng bừng mùa lễ hội

(GLO)- Sau 2 năm liên tiếp phải tạm hoãn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các lễ hội đặc trưng được tổ chức nối tiếp nhau trong tháng 11 sẽ tạo nên chất xúc tác để mùa du lịch cuối năm ở Gia Lai càng trở nên sôi động, hứa hẹn một
Cơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

E-magazineCơ hội nâng tầm thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau 2 kỳ đại hội liên tiếp gần như trắng tay, Gia Lai đang chuẩn bị bước vào Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 với một vị thế rất khác. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các vận động viên (VĐV) đang rất nỗ lực tập luyện với khát vọng nâng tầm thể thao tỉnh nhà.
Bước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

E-magazineBước ngoặt sự phát triển phong trào thể dục thể thao ở Gia Lai

(GLO)- Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Gia Lai lần thứ IX-2022 đã tạo được dấu ấn đậm nét, khẳng định sự phát triển không ngừng của phong trào thể thao trên địa bàn thời gian qua. Thành công của kỳ đại hội lần này mở ra nhiều hy vọng cho thể thao Gia Lai tại các sân chơi khu vực và quốc gia, gần nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào cuối năm nay.
"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

E-magazine"Chia lửa" với giáo dục vùng khó-Kỳ 1: Nhọc nhằn đường đến lớp

(GLO)- L.T.S: Gia Lai là một trong những vùng khó về giáo dục với nhiều thách thức như: diện tích trải rộng, lớn thứ nhì cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao (khoảng 44,5%); còn nhiều hộ khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Tuy nhiên, ngoài lòng tận tâm của đội ngũ nhà giáo cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục, chuyện học ở Gia Lai dần khởi sắc nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng với những cá nhân, tổ chức hảo tâm, dốc sức dốc lòng hỗ trợ lâu dài cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập cho đến khi trưởng thành.