Infographics

Infographic Hành trình bầu chọn một Giáo hoàng trải qua những bước nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy trình bầu chọn Giáo hoàng mới được gọi là mật nghị Hồng y, được quy định chi tiết trong Tông Hiến, do Giáo hoàng John Paul II ban hành năm 1996

2baugiaohoang.jpg

Các hồng y họp hai phiên họp trước mật nghị vào thứ Hai (5/5), và dự kiến sẽ họp thêm ít nhất một phiên nữa vào thứ Ba (6/5).

Mật nghị bắt đầu vào sáng thứ Tư (7/5) với nghi lễ đặc biệt tại Vương cung thánh đường Thánh Peter.

Chiều cùng ngày, các hồng y sẽ tiến vào Nhà nguyện Sistine, công trình có từ thế kỷ 15 được trang trí bằng những bức bích họa của Michelangelo, và bắt đầu bỏ phiếu bầu ra giáo hoàng tiếp theo.

Các hồng y dự kiến sẽ bỏ một phiếu vào chiều 7/5. Những ngày tiếp theo, sẽ có hai phiếu vào mỗi buổi sáng và buổi chiều. Một ứng viên cần phải nhận được 2/3 số phiếu để trở thành giáo hoàng.

Theo quy định của mật nghị, nếu không có ai được bầu sau ba ngày đầu tiên, các hồng y sẽ phải tạm dừng một ngày trước khi tiếp tục.

Tín hiệu duy nhất được đưa ra với thế giới bên ngoài về các cuộc bỏ phiếu sẽ đến từ một ống khói được lắp phía trên nhà nguyện. Các hồng y sẽ đốt các lá phiếu của mình, thêm một vài chất hóa học để tạo ra một trong hai màu khói: màu đen cho trường hợp bỏ phiếu không có kết quả, màu trắng khi đã chọn được giáo hoàng mới.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

7 văn bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Infographic7 văn bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chiều 14/4/2025, tại trụ sở Trung ương Đảng, sau hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng xem và nghe giới thiệu về 45 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước.