Bổ sung một số vaccine vào tiêm chủng mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong năm 2018, Bộ Y tế sẽ đưa một số vaccine mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) trên toàn quốc.
 

Một số vaccine sẽ được đưa vào Chương trình TCMR trong năm 2018.
Một số vaccine sẽ được đưa vào Chương trình TCMR trong năm 2018.

Cụ thể, vaccine phòng bệnh Sởi–Rubella, Việt Nam đã sản xuất thành công với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. Theo đó, từ tháng 4/2018, vaccine này sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong TCMR.

Thứ hai là vaccine bại liệt tiêm (IPV). Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình TCMR từ tháng 8-2018.

Thứ ba, vaccine phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Với vaccine này, trong hơn 7 năm qua, Chương trình TCMR đã sử dụng để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, hiện nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vaccine Quinvaxem, số vaccine Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc. Vì vậy, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vaccine Quinvaxem bằng loại vaccine phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh.

Theo kế hoạch, loại vaccine phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.

Vaccine Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vaccine phối hợp 5 trong 1.

Hiện tại, Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu về việc tiêm vaccine Sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi vào cuối năm nay.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vaccine trong chương trình mở rộng, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Thúy Hà/Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.