Xem xét tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Hè Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 29-5, tại cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo xem xét phương án tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Hè Thu 2013, tạo điều kiện cho nông dân, thương nhân kinh doanh chủ động trong thu hoạch, tiêu thụ lúa hàng hóa, góp phần kiềm chế tình hình sụt giảm giá đang diễn biến phức tạp hiện nay.
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc Chính phủ tiếp tục xem xét chủ trương tạm trữ được xác định rõ nhằm mục tiêu hỗ trợ cho nông nghiệp, định hướng giá sản phẩm của người nông dân, không phải là chủ trương bao tiêu dẫn tới một số ý kiến chưa hợp lý, trái chiều về kết quả của việc tạm trữ lúa gạo thời gian qua.

Với cơ chế thu mua dự kiến như vụ Đông Xuân vừa qua, Phó Thủ tướng giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ trì và phối hợp với UBND các tỉnh ĐBSCL phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Hè Thu có tính đến sản lượng lúa hàng hóa của từng địa phương. Các Bộ, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện tạm trữ, đảm bảo theo quy định và đạt hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 8-5, vùng ĐBSCL đã gieo sạ 1,135 triệu ha vụ Hè Thu, dự kiến toàn vùng đạt sản lượng trên 9 triệu tấn lúa vụ này. Tại các tỉnh ĐBSCL, giá mua lúa, gạo hiện đang có xu hướng giảm, khoảng 100-150 đồng/kg so với tuần trước. Giá lúa khô tại ruộng hiện dao động ở mức từ 4.850-4.950 đồng/kg (lúa thường) và 5.100-5.200 đồng/kg (lúa hạt dài).

Trước đó, Bộ Tài chính đã sớm công bố giá thành bình quân sản xuất lúa vụ Hè Thu ở khu vực là 4.142 đồng/kg, quy ra giá lúa định hướng là 5.383 đồng/kg. Vì vậy, giá lúa thị trường nêu trên hiện thấp hơn giá định hướng và đây là cơ sở để Chính phủ xem xét, chính thức ban hành sớm quyết định tạm trữ trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo báo cáo chung, tình hình xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn và dự báo còn hết sức phức tạp, khó lường. So với cùng kỳ, giá gạo xuất khẩu Quý I đã giảm trên 40 USD/tấn và tiếp tục giảm. Các thương nhân tham gia tạm trữ gặp khó khăn do tiêu thụ chậm và có nguy cơ bị lỗ.

Vì vậy, trong cuộc họp, các ý kiến thống nhất việc giữ được giá lúa ít biến động, trong khi giá xuất khẩu giảm và đảm bảo cho nông dân sản xuất có hiệu quả chính là một thành công từ chính sách tạm trữ. Khẳng định chủ trương tạm trữ vụ Đông Xuân đã được công bố phù hợp với tình hình chung, tạo điều kiện cho người nông dân, thương nhân kinh doanh chủ động định hướng trong thu hoạch, tiêu thụ lúa hàng hóa, góp phần kiềm chế tình trạng sụt giảm giá.

Trong thời gian mua tạm trữ, giá lúa, gạo trên thị trường đã tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, thậm chí cao hơn so với giá định hướng là mức giá có lợi cho người trồng lúa, đảm bảo nông dân có lãi và giữ ổn định trong thời gian dài, tạo điều kiện giữ được mặt bằng giá xuất khẩu, hạn chế ép giá và cạnh tranh phá giá trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo đang bị cạnh tranh gay gắt.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm