'Xẻ thịt' lòng hồ thủy điện để đào đá đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần một tháng nay, nhiều người tập trung về vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) để tìm kiếm đá đen có giá bán từ 300.000 đồng lên tới 4 triệu đồng/kg.
Cả gia đình đào đá đen tìm vận may Ảnh: Văn Tài
Cả gia đình đào đá đen tìm vận may Ảnh: Văn Tài
Không biết để làm gì? 
Theo hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi vượt qua những con đường đá ngoằn nghèo để đến vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh. Tại khu vực xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), từng tốp người rất đông mang theo cuốc, xẻng, xà beng tiến vào lòng hồ để đào đá đen.
Từng tốp người chia nhau ra, tự tìm cho mình một khoảnh đất để tìm đá. Theo những người đào đá, khu vực nào thấy có lớp đất trắng, cứ tiếp tục đào xuống thì chắc chắn có đá đen. Có người tìm được đá đen chỉ sau vài lớp đất, có người phải đào sâu, tạo hàm ếch lút cả đầu người mới tìm thấy đá đen… Cả một vùng bán ngập lòng hồ thủy điện rộng lớn bị xới tung. 
Tranh thủ nông nhàn, cả gia đình nhà ông Dương Nho Hùng (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) gồm ba người đến đây tìm đá đen. Một khoảng đất nhỏ, gia đình hì hục đào từ sáng cho tới trưa, tìm được gần nửa ký đá đen.
Ông Hùng cho biết: “Cả nhà đã đi đào đá đen được 1 tháng nay. Thấy đá đen có thể cho thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày nên người từ huyện Sông Hinh cho đến các huyện lận cận ở tỉnh Phú Yên như Sơn Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa cũng đổ xô lên khu vực này để mót đá đen. Họ phải tranh thủ, vì đang là mùa khô, chứ đến gần một tháng nữa sẽ bước vào mùa mưa nên lòng hồ sẽ ngập nước nên không thể khai thác đá được”.
Cách khoảnh đất mà gia đình nhà ông Hùng đang đào đá khoảng 500 m việc tìm đá nhộn nhịp hơn. Ở đây người ta dựng cả lán trại để nghỉ ngơi, ăn cơm. Có cả những phụ nữ dùng xe máy chạy đến tận nơi bán nước lạnh để giải khát cho người đào đá.
Bà Trần Thị Bông (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) nói: “Cách đây khoảng một năm cũng có người đi đào đá đen rồi. Hồi đó, mấy bà đi thu mua đồng nát đặt mua với giá 50.000 đồng/kg nên chúng tôi thường đi quanh suối để tìm. Nhưng cách đây hơn một tháng, đá đen bỗng có giá lên đến cả triệu đồng nên dân trong vùng đổ xô đến đây đào để bán cho đầu nậu dưới thành phố Tuy Hòa lên thu mua. Không biết họ mua đá đen về để làm gì nhưng với giá bán đá loại 1 (3 viên/kg) có giá lên đến 3-4 triệu đồng/kg, đá loại 2 (từ 8 đến 10 viên/kg) có giá 1 triệu đồng, đá loại 3 (đá xô, chủ yếu là loại nhỏ) giá từ 300.000-400.000 đồng/kg khiến cho khu vực có đá đen nhộn nhịp hơn”.
Cạnh chỗ bà Bông, ông Nam, ông Hạnh cũng đang vui mừng với những cục đá đen to bằng ngón chân vừa tìm được. Thấy người trong buôn đi đào thì ông cũng đi. Ông Nam tiết lộ: “Hôm trước ít người đào, có ngày tôi kiếm được cả 5kg đá đen, bán được hơn 5 triệu”. 
Lúng túng quản lý khoáng sản
Trao đổi với PV, ông Ksor Y Phun, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho hay, tình trạng đào và thu mua đá đen đã có trước đây. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ khai thác nhỏ hơn. Hiện nay, việc đào đá đen chủ yếu ở vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh thuộc 3 xã Đức Bình Đông, Ea Trol và Sông Hinh. Người dân đào đá theo kiểu “da báo” chứ không phải tập trung vào một điểm. UBND huyện Sông Hinh đã yêu cầu các cơ quan chức năng tìm hiểu rõ việc mua bán và mục đích sử dụng loại đá này để có hướng quản lý vì đây cũng là một loại khoáng sản. Huyện cũng đã yêu cầu các địa phương vận động người dân không tiếp tục đào tìm đá đen. Việc tập trung đông người để đào đá dễ phát sinh nguy cơ mất an ninh, trật tự. 
“Nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến xấu, huyện Sông Hinh sẽ có phương án yêu cầu người dân ra khỏi khu vực lòng hồ thủy điện Sông Hinh”.

Ông Ksor Y Phun, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, Phú Yên

Văn Tài (TP)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.