Xẻ thịt dòng Đạ Quyn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng trăm tốp người, không kể già trẻ, gái trai đang ngày đêm “xẻ thịt” sông Đạ Quyn (Đức Trọng- Lâm Đồng). Con sông cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đại Ninh đã bị băm nát, biến dạng hoàn toàn do nạn đào đãi sa khoáng trái phép gây ra.

“Vàng tặc” uy hiếp xóm làng
Còn lâu lắm mới tới địa điểm khai thác vàng và sa khoáng của nhóm “vàng tặc” trên sông Đạ Quyn nhưng tiếng động cơ đã ầm ầm vang lại. Khác hẳn với những gì ban đầu chúng tôi mường tượng, chuyện khai thác vàng ở đây diễn ra khá công khai trước sự nghiêm cấm của giới chức trách địa phương.
Ảnh: Khắc Lịch
Ảnh: Khắc Lịch
Cùng với  máy móc cơ giới hiện đại, hàng chục lán trại được dựng tạm quanh hai bên dòng sông để phục vụ cho công tác đào đãi vàng.

Cách đây không lâu, người dân địa phương vẫn tự hào Đạ Quyn là con sông có dòng nước trong xanh, mát lành bậc nhất tỉnh Lâm Đồng, đây cũng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân sinh sống bên ven sông, là nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp.  Nhưng nay, dòng sông này đã trở nên đục ngầu chỉ còn bùn đất đến nỗi nước không thể chảy thành dòng.
Dọc theo con suối, chúng tôi không khỏi không bàng hoàng với những cảnh tượng đang hiện ra trước mắt. Có  đến hàng trăm hố sâu hỏm chằng chịt ngang dọc, hàng chục máy xúc công suốt lớn nằm ngổn ngang trên dòng sông. Ngay sau những ngôi nhà chênh vênh ấy là những hố sâu, nơi những người phụ nữ và cả trẻ em đang ngồi đãi vàng. Họ thản thiên đào đãi ngay cả sự có mặt của người lạ và không e dè trước ông kính máy ảnh. Một phụ nữ cho biết họ chỉ: “Mót lại sái vàng thôi!”. Làng xóm phía dưới hai bên dòng sông nhìn từ trên đỉnh đồi trông như một bức tranh rách nát kéo dài đến hàng chục hecta.
Ảnh: Khắc Lịch
Ảnh: Khắc Lịch
Vào sâu trong làng, những ngôi nhà nằm chệnh vênh bên vực thẳm, sâu hoắm như đang diễn xiếc trước miệng “cửa tử thần”. Tường bếp nhà bà K’ Long Đê Ny Sinh (SN 1974), ngụ tại thôn Toa Cắt đã bị sạt lở. Bà cho biết: “Do máy đào đất cứ làm việc ầm ầm suốt ngày đêm lại đào sâu vào nền nhà nên sắp sập đến nơi rồi!...”. Gia đình bà Ka Să Rô Bin cũng đang sống trong sự thấp thỏm lo lắng  khi bị máy đào múc sát vào mòng nhà. Ka Să Rô Bin tâm sự: “Sợ lắm!...nhà mình bị hố vàng bao vây rồi!.. mấy hôm nay trời lại mưa to, ở trong nhà mà cái chân cứ run run à!”. Cách đó chừng vài căn nhà là gia đình ông Ksor Ha Ngân cũng đang bị “vàng tặc” bao vây bằng những hang hố sâu hoáy, tường nhà bong từng mảng lớn, rạn nứt tứ tung.

Chủ tịch xã Đạ Quyn- Ya Thương cho biết, những hầm hố từ bãi đào vàng đã tạo thành hàng trăm cái bẫy cho người và gia súc. Theo thống kê, toàn xã có 26 con bò bị rớt xuống những hang hốc hoặc bị ngộ độc do uống nước ở những hố vàng này bị chết. Trong số đó có cả bò của dự án 30a (do Chính phủ tài trợ) khiến người dân phải bán tháo 400- 500 trăm ngàn đồng/con. Thiệt hại do bò chết hàng loạt đã gây hoang mang cho người dân trong khu vực.

Chính quyền thờ ơ hay bất lực!?...

Không phải cho đến bây giờ nạn đào đãi vàng tại các địa điểm trên mới bùng phát mà nó vẫn  tái diễn và kéo dài cả chục năm nay. Theo ông Ya Thương, Chủ tịch xã Đạ Quyn thì việc đào đãi bắt đầu từ năm 1986 khi những người dân vùng Đại Ninh (Đức Trọng) phát hiện dòng suối Đạ Quyn có sa khoáng vàng thì họ đã bắt đầu “tấn công” đến thượng nguồn con sông, thuộc vùng K- thôn Ma Bó. Sau khi lực lượng chức năng ra quân truy quyét thì nạn “vàng tặc” chỉ tạm thời lắng xuống. Khi các cơ quan chức năng vừa rút đi thì “vàng tặc” lại tiếp tục lộng hành. Tại xã Đạ Quyn hiện có hơn 20 nhóm và hoạt động “lén lút”. Đã không ít lần công an và cán bộ xã xuống địa bàn giải tỏa liền bị đội quân này dùng hung khí tấn công phải bỏ chạy.
Ảnh: Khắc Lịch
Ảnh: Khắc Lịch
Theo nhiều người dân tại thôn Tà Nhiên (xã Tà Năng) các đối tượng đào vàng đã gây nên tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn. Đêm đến, tiếng máy nổ xay đá gây nên tiếng ầm ầm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân trong xã. Bên cạnh đó, các đối tượng này thường tụ tập ăn nhậu, uống rượu và đánh bạc, tình trạng mất gà, trộm chó thường xuyên xảy ra.

Theo ông K’ Tem, Phó chủ tịch xã Đạ Quyn, tại thôn Ma Bó tình trạng nghiện hút cũng đang ở mức báo động. Vừa qua, xã đã bắt được 17 đối tượng nghiện ma túy tại bãi vàng này.
Vì cái lợi trước mắt,  nhiều người dân địa phương còn bán đất cho các chủ bãi vàng với giá 60 đến 70 triệu đồng/sào, khiến cho việc đào đãi vàng trên sông Đa Quyn diễn ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát hơn.
Ông Huỳnh Ngọc Phụng, Bí thư chi bộ xã Đa Quyn cho rằng: “Vì xã mới tách năm  2009, nên đến nay xã vẫn chưa thống kê hết số người có sổ sử dụng đất. Vừa qua, đã có 52 trường hợp người dân bị xử phạt hành chính vì sang nhượng đất sản xuất trái phép cho các đối tượng làm vàng sa khoáng tại khu vực K67, K65”.
UBND xã Đạ Quyn, cho biết tình hình khai thác sa khoáng trái phép trên địa bàn xã diễn ra rất phúc tạp. Nguyên nhân không thể đẩy đuổi vàng tặc là do lực lượng an ninh của xã mỏng, kinh phí hạn hẹp, những tang vật như máy múc, máy bơm ở dưới độ sâu 8- 10 mét nên không thể vận chuyển lên mỗi khi tiến hành thu giữ. Khi lực lượng chức năng truy quét thì các đối tượng này liền bỏ trốn, hoặc có mặt tại hiện trường thì họ không nhận tang vật phương tiện của mình...
Khắc Lịch- Lưu Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.