Xây dựng đô thị ven sông, ven biển: Tránh tư duy 'bán lúa non'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia, phát triển đô thị du lịch biển cần tránh tư duy “bán lúa non”, phân lô bán nền mặt tiền biển khiến không gian biển bị phá vỡ bởi hệ thống nhà cao tầng chắn ngang mặt biển...

Hội thảo Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam.
Hội thảo Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam.
Sáng 25/6, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Hội quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam theo hướng sinh thái và bền vững". Hàng trăm đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia trong và ngoài nước tham dự.
Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, Hội thảo là bước triển khai thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng phát triển quy hoạch phát triển đô thị theo hướng bền vững.
“Quảng Nam có lợi thế ven biển, ven sông, phải đi sớm và đi trước đón đầu phát triển để có hướng quản lý, quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững” – ông Cường nói.
Trong quá trình lập, quản lý theo các quy hoạch, ngành xây dựng Quảng Nam xác định việc tổ chức quy hoạch không gian cho các ngành kinh tế biển là chìa khóa để thực hiện thành công phát triển kinh tế, là một tiền đề quan trọng để Quảng Nam trở thành một địa phương đóng vai trò quan trọng trong kinh tế biển Việt Nam.
Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam, sự phát triển của đô thị và đô thị biển luôn tạo ra động lực tăng trưởng.
Đô thị du lịch biển ngoài chức năng của đô thị thông thường thì khi quy hoạch và đầu tư phát triển cần quan tâm xác định không gian phát triển hợp lý, không tạo ra sự chồng lấn giữa các ngành kinh tế; xây dựng phân khu chức năng và phân bổ quỹ đất đảm bảo cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời quan tâm đến sinh hoạt và làm việc của người dân.
Ông Dũng chỉ ra những tồn tại trong quá trình phát triển của các đô thị du lịch biển ở một số địa phương hiện nay. Đó là sự phát triển quá mức các cơ sở lưu trú, ăn uống dọc theo các tuyến đường ven bờ biển.
Hiện tượng “phân lô, bán nền” mặt tiền biển xuất phát từ tư duy tập trung cho kinh tế trước mắt, tư duy “bán lúa non” đã xảy ra ở hầu hết các địa phương hiện đang là tâm điểm của du lịch biển.

Một góc đô thị Hội An, Quảng Nam.
Một góc đô thị Hội An, Quảng Nam.
Sự quá tải về hạ tầng, tình trạng ô nhiễm môi trường biển do nước thải xả trực tiếp ra biển, vấn nạn tắc nghẽn giao thông đã xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng...
Các tồn tại nêu trên đều bắt nguồn từ việc lúng túng trong định danh loại hình đô thị du lịch biển ở các văn bản quy phạm pháp luật. Tư duy quy hoạch chưa đủ tầm nhìn và không theo kịp với sự phát triển của thực tiễn. Công tác quản lý, đầu tư, khai thác đô thị có biển thiếu tính tổng thể, đồng bộ, còn nặng về lợi ích kinh tế trước mắt, cá biệt có nơi còn bỏ qua lợi ích cộng đồng.
Theo ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, ở bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đô thị phải đi trước một bước. “Chúng ta có sông, có biển là lợi thế, nhưng hiện nay đang đối mặt nhiều vấn đề, đang ở trong thời kỳ biến đổi khí hậu, nhiệm vụ không chỉ làm tốt quy hoạch phát triển đô thị của Quảng Nam mà hướng đến sự bền vững. Hội thảo không chỉ bàn câu chuyện của Quảng Nam, phân tích không chỉ riêng Quảng Nam, không tách biệt các đô thị biển mà phải có liên kết vùng” – ông Chính nhấn mạnh.
Theo Hoài Văn (TPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất