Xác định được thời gian tồn tại của kháng thể COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kháng thể COVID-19 hiện diện ở bệnh nhân khoảng 4 tháng sau khi hồi phục, nghiên cứu chỉ ra.

Người dân đeo khẩu trang tại một nhà hàng ở khu du lịch Corro de Quevedo, ở Bogota, Colombia hôm 1.9. Ảnh: AFP.
Người dân đeo khẩu trang tại một nhà hàng ở khu du lịch Corro de Quevedo, ở Bogota, Colombia hôm 1.9. Ảnh: AFP.



Mức độ kháng thể COVID-19 tăng lên và sau đó giữ ổn định trong 4 tháng ở hơn 90% bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục ở Iceland, theo 1 nghiên cứu công bố ngày 1.9.

Trong các nghiên cứu trước đó, mức độ kháng thể giảm mạnh trong vòng vài tháng sau khi bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh. Điều này đặt ra câu hỏi về khoảng thời gian miễn dịch có thể đạt được với những người đã nhiễm bệnh.

Phát hiện mới có thể có tác động tới nguy cơ tái nhiễm và độ bền của vaccine, Kari Stefansson - giám đốc điều hành của deCode Genetics, đơn vị thực hiện nghiên cứu - cho biết.

Để biết được có bao nhiêu người ở Iceland đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và tìm hiểu thêm về tình trạng miễn dịch sau khi bệnh nhân COVID-19 hồi phục, các nhà nghiên cứu đã đo mức độ kháng thể ở hơn 30.000 người Iceland.

Dựa trên kết quả, họ ước tính, khoảng 1% dân số Iceland đã bị nhiễm bệnh. Trong nhóm người được điều tra, 56% nhận chẩn đoán xác nhiễm bệnh định sau xét nghiệm PCR, 14% khác không được chẩn đoán chính thức nhưng được cách ly sau khi tiếp xúc với virus. Trong 30% còn lại, các xét nghiệm kháng thể dẫn tới phát hiện ra họ bị lây nhiễm trước đó.

Trong số 1.215 người bị nhiễm COVID-19 được xác nhận qua xét nghiệm PCR, 91% có mức kháng thể tăng trong 2 tháng đầu tiên và sau đó giảm xuống, các nhà nghiên cứu báo cáo.

Kết quả nghiên cứu về kháng thể COVID-19 được công bố trên Tạp chí Y học New England tập trung vào một nhóm dân cư thuần nhất từ một quốc gia do đó kết quả có thể không giống với những nơi khác trên thế giới nơi có dân cư đa dạng, Reuters lưu ý.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, các xét nghiệm kháng thể kỹ lưỡng có thể xác định tỉ lệ lây nhiễm thực sự ra sao, ông Stefansson nói.

Bài viết kèm với nghiên cứu cảnh báo, không rõ các kháng thể COVID-19 của bệnh nhân đã hồi phục có bảo vệ họ khỏi bị tái nhiễm hay không.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu COVID-19 này cho thấy rằng, các xét nghiệm kháng thể có thể là một giải pháp thay thế có hiệu quả về chi phí cho việc xét nghiệm lây nhiễm đơn thuần và có thể hoạt động tốt hơn trong khảo sát dân số khi các nước tìm cách mở lại nền kinh tế và mở cửa lại trường học một cách an toàn.

 

Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người!

https://laodong.vn/the-gioi/xac-dinh-duoc-thoi-gian-ton-tai-cua-khang-the-covid-19-832784.ldo

Theo Thanh Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.