Xác định danh tính liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN: Còn nhiều khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xác định danh tính liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN theo Ðề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013) đã góp phần hạn chế tình trạng thân nhân liệt sĩ bị lừa đảo bởi những kẻ mạo danh nhà ngoại cảm. Tuy nhiên, công tác này trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. 

Hài cốt liệt sĩ được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn An (TX An Nhơn).

Hài cốt liệt sĩ được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn An (TX An Nhơn).

Theo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH, thông qua chỉ đạo của Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH), trung bình mỗi năm, tỉnh ta hỗ trợ trên 10 trường hợp thân nhân liệt sĩ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp giám định ADN. Đây đều là những trường hợp mộ liệt sĩ chưa có thông tin hoặc còn thiếu thông tin, đang được Sở LĐ-TB&XH quản lý. Phần lớn, thân nhân đề nghị xác định danh tính các hài cốt liệt sĩ này đều là người ngoài tỉnh.

Cùng với đó, công tác điều chỉnh thông tin bia mộ liệt sĩ, hỗ trợ người nhà di chuyển mộ về nguyên quán cũng được triển khai. Riêng năm 2015, có 25 trường hợp được điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ; 40 trường hợp được hỗ trợ đưa liệt sĩ về nguyên quán.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là hài cốt liệt sĩ chôn cất nhiều năm, đã phân hủy nhiều, gây khó khăn trong việc phân tích ADN. Bên cạnh đó, đối tượng lấy mẫu sinh phẩm để đối chứng hiện đã tuổi cao, sức yếu; nhiều trường hợp không còn thân nhân để lấy mẫu đối chiếu. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ chưa thật hoàn thiện cũng là một trở ngại.

Để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc đối chiếu, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; phục vụ công tác xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ, từ đầu năm 2016, ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã tổ chức điều tra về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trên toàn tỉnh. Cuộc điều tra đã diễn ra trên khoảng 31.200 gia đình liệt sĩ, 29.452 mộ liệt sĩ và 105 nghĩa trang liệt sĩ. Dù đang trong quá trình nghiệm thu và hoàn thiện dữ liệu nhưng việc điều tra từ cấp cơ sở cũng đã bộc lộ một số thách thức.

Yêu cầu của cuộc điều tra là phải gặp trực tiếp thân nhân liệt sĩ để nắm bắt chính xác các thông tin, nhất là phải xác định đâu là thân nhân chủ yếu, đâu là thân nhân thờ cúng; xác định liệt sĩ đã tìm thấy mộ hay chưa, thông tin về mộ liệt sĩ có trùng khớp với hồ sơ đang quản lý; tìm được người lấy mẫu sinh phẩm để xác định lại tên tuổi cho các liệt sĩ, điều chỉnh thông tin bia mộ.

“Song, ở một số nơi, điều tra viên chỉ dựa vào dữ liệu của Sở LĐ-TB&XH chuyển xuống chứ không đến tận nhà thân nhân liệt sĩ để điều tra, nên mức độ chính xác của thông tin điều tra chưa cao. Một số điều tra viên chỉ dựa vào thực tế bia mộ tại nghĩa trang để ghi thông tin mà không đối chiếu với dữ liệu gốc nên không tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi thông tin trên bia mộ, dẫn đến khó khăn trong việc nhập liệu thông tin” - ông Trần Hạ Giang, Phó Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH, cho biết.

Mặt khác, phần lớn thân nhân liệt sĩ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, không nhớ các thông tin liên quan để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Ông Từ Xuân Mười, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện An Lão, chia sẻ thêm: “Do tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn là chôn cất người chết tại “lều ma”, “rừng ma” (nghĩa địa của người dân địa phương trong rừng). Sau nghi thức bỏ mả, hầu như họ không bao giờ thăm viếng nữa, nên rất nhiều trường hợp du kích, cán bộ địa phương không rõ mộ liệt sĩ đang nằm ở đâu. Với những trường hợp này, địa phương đã đề xuất Sở LĐ-TB&XH là xếp vào diện mộ liệt sĩ được gia đình quản lý chứ không xếp vào diện là gia đình không có thông tin về hài cốt liệt sĩ. Bởi nếu đưa vào trường hợp không có thông tin mộ liệt sĩ thì phải thực hiện lấy mẫu của thân nhân, gây phức tạp thêm cho công tác điều tra, xác định lại danh tính hài cốt liệt sĩ”.

Gia đình liệt sĩ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.

Thân nhân gia đình liệt sĩ muốn xét nghiệm ADN để xác định hài cốt liệt sĩ, cần làm đơn đề nghị (có xác nhận của địa phương) gửi Cục Người có công kèm theo giấy báo tử liệt sĩ, bằng Tổ quốc ghi công, bản trích lục thông tin về quân nhân mất tích do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố cấp.

Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến Sở LÐ-TB&XH nơi đang quản lý mộ xin sao lục lại. Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền nơi người cung cấp thông tin cư trú). Trường hợp thân nhân liệt sĩ gửi hồ sơ đề nghị đến Sở LÐ-TB&XH nơi cư trú hoặc nơi có mộ liệt sĩ cần xác định danh tính thì Sở LÐ-TB&XH phải có công văn và gửi hồ sơ đến Cục Người có công.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Cục Người có công sẽ hướng dẫn thân nhân liệt sĩ, Sở LÐ-TB&XH nơi quản lý hồ sơ và nơi quản lý mộ liệt sĩ để thực hiện việc lấy mẫu và bàn giao mẫu giám định, các giấy tờ có liên quan về Cục Người có công.

Sau khi có kết quả giám định, Cục Người có công rà soát lại hồ sơ thông tin về liệt sĩ và báo tin về cho thân nhân liệt sĩ, Sở LÐ-TB&XH nơi quản lý hồ sơ, nơi quản lý mộ liệt sĩ. Nếu đúng thì tổ chức gắn bia, ghi tên trên bia mộ liệt sĩ và báo tin về phần mộ liệt sĩ cho thân nhân liệt sĩ. 

NGUYỄN MUỘI

Có thể bạn quan tâm

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

(GLO)- Từ ngày 1-7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực. Vì vậy, BHXH các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tư vấn và giải đáp, đồng hành cùng doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong triển khai chính sách mới.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung tặng quà cho các em học sinh. Ảnh: Vũ Chi

"Trao gửi yêu thương" đến học sinh xã Ia Tul

(GLO)- Ngày 12-7, đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (buôn Jứ, xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương”, tặng quà cho học sinh của trường.

null