Vượt qua cản ngại, gặt hái thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 2016 là năm có không ít yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, điểm lại kết quả đạt được, chúng ta thêm một lần củng cố niềm tin để bước vào thực hiện nhiệm vụ năm mới Đinh Dậu-2017.

Tác động của các yếu tố bất lợi

Năm 2016, cùng với sự suy giảm kinh tế tác động bất lợi thì hạn hán là yếu tố làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tình hình nghiêm trọng đến mức tỉnh phải công bố tình trạng khô hạn. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã trực tiếp thị sát tình hình tại huyện Chư Pưh, Chư Sê, thăm hỏi vùng bị ảnh hưởng, chỉ đạo khắc phục hậu quả. Nắng hạn đã làm trên 30,5 ngàn ha cây trồng bị ảnh hưởng, gây thiệt hại 841 tỷ đồng; 9.146 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; 15.895 hộ với trên 71 ngàn nhân khẩu (trên 13 ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số với hơn 63,6 ngàn nhân khẩu) bị thiếu đói giáp hạt. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục, ban hành quy định hỗ trợ sản xuất. Trung ương đã hỗ trợ 17,9 tỷ đồng và 1.396 tấn gạo; các tỉnh bạn, doanh nghiệp hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng và hiện vật; tỉnh xuất ngân sách tạm ứng gần 51 tỷ đồng để hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả.

 

Năng suất và sản lượng cà phê của tỉnh trong năm 2016 bị ảnh hưởng đáng kể. Ảnh: Đ.T
Năng suất và sản lượng cà phê của tỉnh trong năm 2016 bị ảnh hưởng đáng kể. Ảnh: Đ.T

Cũng bởi hạn hán mà sản lượng lương thực giảm 2,5% (cây lúa giảm 4,25% so với năm 2015). Năng suất, sản lượng cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu các vùng Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ… cũng bị ảnh hưởng và thiệt hại đáng kể.

Cũng trong năm 2016, thị trường nông sản chủ lực biến động bất lợi. Quý III-2016, giá mủ cao su có nhích lên nhưng không đáng kể. Đây là lý do khiến khá nhiều diện tích vườn cây cao su kinh doanh không được khai thác, nhiều diện tích (nhất là cao su tiểu điền) bị chặt bỏ để thay thế bằng cây trồng mới. Trong năm còn ghi nhận tình trạng bấp bênh và mất giá của một số loại nông sản như: chanh dây, mì, khoai lang…

Trên tổng thể, Gia Lai còn bị tác động dây chuyền của tình trạng suy giảm kinh tế chung. Nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng hoạt động cầm chừng; nhiều thị trường và lĩnh vực ngành nghề không hấp dẫn được giới đầu tư; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất khẩu chỉ nhằm duy trì hoạt động; nguồn vốn chưa được khai thác nhiều; một số chương trình/dự án hấp thụ vốn kém, sản phẩm làm ra tồn kho nhiều, không tiêu thụ được. Theo đó, ngành công nghiệp sản xuất phân vi sinh sản lượng giảm đến 62,63%; điện sản xuất chỉ đạt 84,5% kế hoạch; đường tinh chế giảm 6,22%; gỗ MDF bằng 70,9% kế hoạch...    

Nhiều kết quả tích cực    

 

Trong 20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của tỉnh thì có tới 19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu vượt khá cao. Các chương trình hành động, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, dự toán ngân sách năm 2016, việc thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương đều được triển khai kịp thời. Trong năm không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, nguồn vốn huy động-cho vay ngân hàng, thu ngân sách tăng khá…

Theo báo cáo của UBND tỉnh, dù gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế-xã hội tỉnh nhà tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, đạt kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể, đối với khu vực kinh tế nông-lâm nghiệp, toàn tỉnh gieo trồng 526,3 ngàn ha, đạt 102,15% kế hoạch, tăng 3% so với năm 2015, nhưng với cây lương thực thì tổng sản lượng bằng 95,8% kế hoạch, giảm 2,5%. Tỉnh cũng thực hiện quyết liệt chủ trương của Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chỉ đạo sát sao, tổ chức thực hiện tốt công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng thay thế. Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai tích cực, không để nợ đọng xây dựng cơ bản, năm 2016 có 10 xã đạt nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong tỉnh lên 30 xã.

Ở khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng, giá trị sản xuất trong năm tăng 9,7% so với năm 2015. Trong khi giá trị công nghiệp khai thác giảm thì công nghiệp chế biến tăng 15,16%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng gần 0,5%; cấp nước và xử lý chất thải tăng 18,64%. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 17.051 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,18% so với năm 2015. Vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giao được thực hiện theo quy định. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh đều đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân.

Tăng trưởng ở lĩnh vực thương mại-dịch vụ là đáng kể nhất. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 16,7% so với năm 2015. Hàng hóa dồi dào đáp ứng yêu cầu người dân. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước thực hiện 400 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 29% so với năm 2015. Đặc biệt, công tác thu ngân sách nhà nước vượt qua rất nhiều áp lực để đảm bảo nhiệm vụ với kết quả 3.541,8 tỷ đồng, bằng 111,2% dự toán Trung ương giao, 103,7% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với năm 2015. Đến cuối năm, 17/17 huyện, thị xã, thành phố đều đạt kế hoạch thu ngân sách nhà nước. Với ngành Ngân hàng, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng 18% so với năm 2015; tổng dư nợ cho vay tăng 16,8%; triển khai tích cực các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung thực hiện chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp…

Kết quả đạt được trên 3 khu vực kinh tế đã đưa tổng sản phẩm của tỉnh năm 2016 tăng 7,48% so với năm 2015; trong đó, nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 5,4%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,53%, dịch vụ tăng 8,4%, thuế sản phẩm tăng 10,82%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng.  

Kết quả đạt được thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát động phong trào thi đua và có giải pháp phù hợp. Tuy nhiên tình hình cho thấy, suy giảm kinh tế vẫn còn tiếp diễn và biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế nói chung, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần xác định mục tiêu tăng trưởng phù hợp, có giải pháp đúng đắn và quyết tâm cao. Hy vọng, với việc tập trung cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là Hội nghị xúc tiến đầu tư, kinh tế-xã hội tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm mới 2017.

 Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm