Vượt khó để khẳng định mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2012-một năm đầy khó khăn thách thức do tác động từ sự suy thoái kinh tế, diễn biến thời tiết bất lợi cho công tác khai thác mủ cao su… nhưng Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang luôn tin vào sức mạnh của mình, đã vượt khó-khắc phục mọi khó khăn, triển khai và thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp trong sản xuất kinh doanh (SXKD).

Nhờ vậy, Công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ của mình với những thành tích mới trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Nỗ lực vượt khó

 

Vào mùa cạo mủ cao su. Ảnh: Đ.L
Vào mùa cạo mủ cao su. Ảnh: Đ.L

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đình Bửu- Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang, cho biết: Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 làm cho kinh tế thế giới cũng như trong nước bị suy thoái với nhiều diễn biến phức tạp khó lường đã tác động xấu đến hoạt động SXKD của đơn vị.

Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Thị trường tiêu thụ cao su gặp nhiều khó khăn, giá bán giảm. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, mưa lốc làm gãy đổ hơn 4.000 cây cao su, 2.500 ha bị bệnh phấn trắng, 1.700 ha bị rụng lá mùa mưa trên tổng diện tích vườn cây khai thác dẫn tới làm giảm nghiêm trọng sản lượng khai thác của Công ty, nạn trộm cắp, buôn bán trái phép mủ cao su có giảm nhưng vẫn diễn ra.

 

Lãnh đạo Công ty kiểm tra vườn cây trồng mới trên đất Campuchia. Ảnh: Đ.L
Lãnh đạo Công ty kiểm tra vườn cây trồng mới trên đất Campuchia. Ảnh: Đ.L

Trước những khó khăn trên, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty đã khắc phục mọi khó khăn, thách thức tận dụng những thời cơ thuận lợi, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng thành viên, sự quyết liệt trong điều hành của Ban Tổng Giám đốc xác định rõ mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh. Điều hành linh hoạt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong từng thời điểm: từ Công ty đến các nông trường, xí nghiệp, đội, tổ sản xuất đã tổ chức khắc phục vườn cây bị ảnh hưởng bão; chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật, phòng trị bệnh cây kịp thời, trang bị đầy đủ máng chắn nước mưa, tấm che chén trên 100% diện tích khai thác.

Thực hiện bón phân một cách linh hoạt về chủng loại và hàm lượng giữa phân bón vô cơ kết hợp với phân lân hữu cơ vi sinh; giao kế hoạch sản lượng đến từng công nhân khai thác ngay từ đầu mùa cạo, cộng với các chế độ tiền lương, tiền thưởng, hỗ trợ tinh thần, vật chất khác tùy vào đặc điểm của từng vườn cây, đồng thời khuyến khích động viên và khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị hoàn thành sớm và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng giao; tiết giảm những chi phí trong quản lý, sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động… Nhờ vậy, Công ty đã vượt khó và thực hiện thắng lợi kế hoạch SXKD và đời sống xã hội năm 2012.

Khẳng định một thương hiệu

 

Niềm vui người thợ cạo mủ. Ảnh: Đ.L
Niềm vui người thợ cạo mủ. Ảnh: Đ.L

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng năm 2012, Công ty đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: sản lượng khai thác đạt 7.060/7.000 tấn, đạt 100,86% kế hoạch Tập đoàn giao, tổng doanh thu 510 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 126 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 34 tỷ đồng. Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 21,831 tỷ đồng. Công tác trồng tái canh được 99 ha, chất lượng vườn cây tốt, tỷ lệ cây sống 100%.

Bên cạnh đó, Công ty đã chế biến được 7.223 tấn mủ quy khô (gồm khai thác và thu mua cao su tiểu điền), đạt 101% kế hoạch năm. Nước thải được xử lý đúng quy định, đạt tiêu chuẩn TCVN 7586:2006, đảm bảo vệ sinh môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Dây chuyền chế biến hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hệ thống xử lý nước thải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ đúng quy trình kỹ thuật. Khai thác và thu mua mủ đến đâu, chế biến và tiêu thụ hết đến đó. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng mủ nguyên liệu đầu vào và sản phẩm sau khi chế biến.

Vì vậy, mủ thành phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cao, giữ được uy tín với khách hàng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiền lương bình quân toàn Công ty đạt 5,3 triệu đồng/tháng, tiền thưởng bình quân 10 triệu đồng/người. Các chế độ ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ quy định. Đặc biệt, Công ty đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 3.262 cán bộ, công nhân viên- người lao động.

Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực và đầu tư có hiệu quả trong việc phát triển cao su ra nước ngoài và đầu tư các lĩnh vực khác với tổng số tiền góp là trên 143 tỷ đồng. Trong đó, đã trồng mới cao su ở Công ty cổ phần Cao su Mang Yang-Rattanakiri (Vương quốc Campuchia) là 1.594 ha nâng diện tích cao su đã trồng lên 4.400 ha; Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Mom Ray (Kon Tum) là 1.338 ha nâng diện tích cao su đã trồng lên 3.700 ha với tỷ lệ cây sống đạt 100%.

Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh kể trên, theo Tổng Giám đốc Lê Đình Bửu, Công ty luôn tăng cường các biện pháp thâm canh vườn cây, khắc phục hiện tượng rụng lá do bị bệnh phấn trắng và rụng lá trong mùa mưa. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng tay nghề và huấn luyện, huấn luyện lại, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm; nắm bắt thời cơ, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, ưu tiên xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu cho các khách hàng giàu tiềm năng và bền vững. Thực hiện chặt chẽ công tác quản lý tài chính, vật tư, tiết giảm các khoản chi phí và khoản đầu tư chưa cần thiết để tập trung cho sản xuất; thường xuyên đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp và cán bộ, công nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy tốt quy chế dân chủ, tạo sự đoàn kết thống nhất cao. Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác chính trị xã hội và các công tác khác.
*
Bước sang năm 2013, Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang xác định sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức mới do sự suy thoái kinh tế phục hồi chậm, diễn biến thời tiết trong điền kiện biến đổi khí hậu rất khó lường trước và những khó khăn khách quan khác phát sinh... Nhưng với nỗ lực vượt khó, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân-lao động của Công ty đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao.

Chỉ tiêu đề ra là hoạt động SXKD đạt tổng doanh thu 508,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 122 tỷ đồng, đời sống người lao động luôn được ổn định và nâng cao. Sản lượng đạt 8.070 tấn, năng suất bình quân đạt 1,26 tấn/ha. Công nhân khai thác có tay nghề loại A đạt trên 85%, giảm tỷ lệ tay nghề loại C, D xuống dưới 2%.

Với truyền thống của một đơn vị có kinh nghiệm và bề dày thành tích trong gần 30 năm qua, tập thể cán bộ, công nhân viên-người lao động Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang sẽ tiếp tục vượt khó-khẳng định mình và tiếp tục vươn lên phát triển vững chắc xứng đáng là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Đình Lê

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm