Vướng mắc trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) từ cấp xã đến tỉnh. Riêng đối với cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 58/NQ-CP tháng 5-2013. Tính thời điểm hiện tại, đã giao đất 33 hồ sơ cho 31 tổ chức với diện tích 2.521 ha, gồm thu hồi và giao đất 15 hồ sơ với diện tích 2.375 ha, thu hồi cho phép chuyển mục đích và giao đất 5 hồ sơ với diện tích 135 ha, giao đất 10 hồ sơ diện tích 7,14 ha, cho phép chuyển mục đích SDĐ và giao đất 3 hồ sơ diện tích là 3,22 ha. Cho thuê đất 24 hồ sơ cho 24 tổ chức với diện tích 1.533 ha. Giao đất có thu tiền SDĐ (thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân 651 hồ sơ, diện tích đất là 10,36 ha; cho thuê đất 70 hồ sơ với diện tích 94,16 ha; chuyển mục đích SDĐ 1.038 hồ sơ với diện tích 15,75 ha.

Tỉnh đã cấp được 554.996 giấy chứng nhận quyền SDĐ với diện tích 906.552 ha, đạt 91,93%. Ảnh: Nguyễn Giác
Tỉnh đã cấp được 554.996 giấy chứng nhận quyền SDĐ với diện tích 906.552 ha, đạt 91,93%. Ảnh: Nguyễn Giác

Tỉnh đã cấp được 554.996 giấy chứng nhận quyền SDĐ với diện tích 906.552 ha, đạt 91,93%. Đối với tài nguyên nước, UBND tỉnh đã cấp 4 giấy phép xả thải vào nguồn nước, 2 giấy phép khai thác nước mặt, 1 giấy phép khai thác nước dưới đất và đang triển khai hoàn thiện quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến năm 2020. Về môi trường, tỉnh đã xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cấp tỉnh đã thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết 208 dự án, ở cấp huyện đã xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 10.206 cơ sở.

Trên lĩnh vực quản lý và cấp phép khai thác khoáng sản, đã cấp 64 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công thương cấp 6 giấy phép thăm dò khai thác đá vôi, Fenspat, quặng Magnesit, Bauxit; UBND tỉnh Gia Lai cấp 58 giấy phép gồm 2 mỏ quặng sắt, 1 mỏ quặng kẽm-chì, 35 mỏ đá ốp lát, 15 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 4 mỏ cát xây dựng và 1 mỏ than bùn.

Trở ngại lớn nhất hiện nay là giấy chứng nhận quyền SDĐ còn tồn đọng tại các địa phương khá lớn. Nguyên nhân do người SDĐ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính do việc truy thu thuế đất nông nghiệp những năm trước đối với các trường hợp chưa kê khai lập bộ thuế sang cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính về SDĐ, đã truy thu và xử phạt nên người SDĐ không nộp tiền SDĐ. Ông Phạm Duy Du-Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh cho rằng: Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ trước năm 2003 thì người dân không tốn tiền, nhưng sau năm 2003 thì chuyển nhượng phải đóng 40%. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn và cả vì thói quen nên khi vận động vẫn không đến cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi.

 

Trở ngại lớn nhất hiện nay là giấy chứng nhận quyền SDĐ còn tồn đọng tại các địa phương khá lớn. Ảnh: Thanh Nhật
Trở ngại lớn nhất hiện nay là giấy chứng nhận quyền SDĐ còn tồn đọng tại các địa phương khá lớn. Ảnh: Thanh Nhật

Việc đấu giá khoáng sản gặp nhiều khó khăn, chưa thể triển khai do chưa có quy định xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Do đó cần có quy định về cách xác định giá khởi điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặt khác, việc cấp phép đất cấp phối, đất san lấp thực hiện như các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc quy hoạch khoáng sản nên phải tiến hành thăm dò, đấu giá trước khi cấp phép. UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn đối với các trường hợp này, chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước và nộp tiền cấp quyền khai thác, thuế theo quy định. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng cho rằng: Hệ thống pháp luật hiện nay chưa hoàn chỉnh nên chưa đi vào cuộc sống. Trong quản lý khoáng sản, quy định của cấp trên quá chặt chẽ dẫn đến tốn kém về kinh phí; nhiều luật mới ra đời nhưng chưa có thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho địa phương.

Về hệ thống pháp lý, các cơ quan, ban ngành trung ương sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm