Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, gần 40.000 người được tiêm vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã có thêm 1.906 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 24/3. Các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp cũng bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19.
 
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự, Đồng Tháp được tiêm vaccine AstraZeneca. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự, Đồng Tháp được tiêm vaccine AstraZeneca. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Theo bản tin của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 18h ngày 24/3 đến 6h ngày 25/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
Tính đến 6h ngày 25/3, Việt Nam có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 908 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 36.480 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 485 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 18.343 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 17.652 người.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh-Bộ Y tế, số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1: 54 ca, lần 2: 21 ca và lần 3: 45 ca. Số ca tử vong: 35 ca. Số ca điều trị khỏi: 2.265 ca.
Trong ngày 24/3/2021 đã có thêm 1.906 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19. 
Tính đến 16 giờ ngày 24/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 39.817 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Ngày 24/3, các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19. Như vậy đến nay, vắc xin COVID-19 đã được triển khai tại tất cả 19 tỉnh/thành phố thuộc giai đoạn 1.
Chi tiết 39.817 người được tiêm tại 19 tỉnh/thành phố trong các ngày từ 08-24/3/2021 như sau: Tỉnh Hải Dương: 17.248 người, Thành phố Hà Nội: 6.926 người, Thành phố Hải Phòng: 632 người, tỉnh Hưng Yên: 2.665 người, tỉnh Bắc Ninh: 2.737 người, tỉnh Bắc Giang: 2.941 người, tỉnh Hòa Bình: 1.311 người, tỉnh Hà Giang: 297 người, tỉnh Điện Biên: 476 người, Thành phố Đà Nẵng: 117 người, tỉnh Khánh Hòa: 105 người, tỉnh Gia Lai: 1.089 người, Thành phố Hồ Chí Minh: 948 người, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người, tỉnh Bình Dương: 1.736 người, tỉnh Long An: 244 người, tỉnh Quảng Ninh: 10 người, tỉnh Đồng Tháp: 57 người, tỉnh Tây Ninh: 191 người.
Các cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc tiêm vắc xin COVID-19 trong đợt này.
(Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.