Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện Trung Quốc sau khi trình Công hàm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi đệ trình Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện nước này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
 
Trong bối cảnh các nước trên thế giới bận bịu với Covid-19, Trung Quốc đã tranh thủ có nhiều hành động bất hợp pháp trên Biển Đông. Ảnh ngư dân cung cấp
Chiều 9.4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19, đại diện DPA (hãng thông tấn của Đức) đã gửi câu hỏi về tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Cụ thể, đại diện DPA nêu rõ, trước đây, Việt Nam nhiều lần cho biết không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc liên quan đến những đòi hỏi về chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Vậy tiến trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý đã hoàn thành chưa? Liệu Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện Trung Quốc sau khi Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 30.3 đã gửi Công hàm phản đối Công hàm của Trung Quốc?
Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
"Việc lưu hành Công hàm tại Liên Hợp Quốc là bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam", bà Hằng nói, đồng thời nhấn mạnh: "Lập trường nhất quán của Việt Nam cũng đã thể hiện đầy đủ tại Công hàm này. Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo UNCLOS 1982".
Cũng tại buổi họp báo, bình luận về việc truyền thông Trung Quốc cho biết nước này chuẩn bị đưa thủy phi cơ cỡ lớn ra Biển Đông, bà Hằng nêu rõ: "Quan điểm nhất quán của Việt Nam là duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi mong muốn các nước tăng cường hợp tác, đóng góp tích cực vào mục tiêu nói trên".
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 30.3, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi Công hàm nêu rõ quan điểm của phía Việt Nam liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019, nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Tại Công hàm, Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên, khẳng định các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam cũng khẳng định Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với điều 121(3) của UNCLOS 1982; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS 1982, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.
Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên Hiệp Quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Vũ Hân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.