Trong dịp sang tỉnh Attapeu dự buổi lễ động thổ xây dựng bệnh viện; ra mắt làng tái định cư Hạt Xăn; khánh thành cầu Sê Sụ, tình cờ tôi gặp gỡ được rất nhiều người Lào nói tiếng Việt. Sau khi tìm hiểu tôi mới nhận ra rằng trong số những cán bộ làm việc tại tỉnh Attapeu (Lào) có rất nhiều người đã từng được đào tạo tại Việt Nam và đó là nền móng để họ phát triển và trưởng thành.
Tiến sĩ Khăm-phăn Phôm-ma-thắt
Có mặt tại buổi lễ kể trên là Tiến sĩ Khăm-phăn Phôm-ma-thắt- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Attapeu. Trong bài diễn văn phát biểu tại buổi lễ, ông luôn dùng nhiều ngôn từ ca ngợi tình hữu nghị son sắt, thủy chung giữa hai nước Việt Nam và Lào nói chung và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với tỉnh Attapeu nói riêng.
Qua trao đổi, ông tâm sự: Tôi nhận bằng Tiến sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Việt Nam có công đào tạo tôi thành nhà lý luận Mác-xít và chắp cánh cho tôi phấn đấu trở thành một chính khách như hôm nay. Những năm tháng khổ luyện, những chỉ bảo tận tình nhưng nghiêm khắc của thầy cô và những tấm lòng Việt Nam đôn hậu, rộng mở không chỉ đem đến cho tôi kiến thức mà còn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của tôi.
Ngày xưa, tỉnh Gia Lai đã sát cánh cùng tỉnh Attapeu trên chiến hào chống giặc ngoại xâm, ngày nay tỉnh Gia Lai lại tiếp tục giúp Attapeu chống đói nghèo và lạc hậu. Là một tỉnh có trình độ dân trí thấp và thuộc địa phương nghèo nhất nước Lào, tôi hy vọng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ sát cánh kề vai cùng cán bộ và nhân dân tỉnh tôi đưa Attapeu vượt qua đói, nghèo để trở thành tỉnh giàu có trong tương lai không xa”.
Cô Phệt Xá Mơn
Và cũng tại buổi lễ này, có một cô gái Lào làm thông dịch viên có giọng nói rất ấm và chuẩn xác đó là cô Phệt Xá Mơn, hiện nay đang làm việc tại Sở Ngoại vụ tỉnh Attapeu. Cô tâm sự: “Trước kia em học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum (Khoa Tiếng Việt). Để có công việc ổn định như ngày nay, em rất cảm ơn nhân dân Việt Nam đã cấp học bổng cho em học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum. Những ký ức tốt đẹp trong những ngày học tập tại Việt Nam không thể phai mờ trong em. Em nguyện làm chiếc cầu nối về văn hóa và hợp tác kinh tế bền chặt giữa tỉnh Attapeu (Lào) và nước Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng”.
Tuy bước sang tuổi 78, song ông Sithad vẫn tự lái xe ô tô dự buổi lễ do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tổ chức. Trên đường đưa chúng tôi về khách sạn, ông cho biết: “Trước kia ông từng học ở Trường Đại học Tài chính Hà Nội. Sau khi ra trường, ông về làm việc tại Bộ Tài chính Lào. Khi nghỉ hưu, ông tiếp tục làm việc cho Sở Tài chính tỉnh Attapeu thêm vài năm nữa. Sau nhiều năm dành dụm và vay vốn ngân hàng, hiện nay gia đình ông đã xây dựng được một nhà nghỉ 16 phòng trị giá khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam. Tuy sống ở Lào nhưng lòng ông luôn canh cánh nhớ về thủ đô Hà Nội, hướng về Việt Nam cái nôi đã đào tạo ông để trở thành một cán bộ có ích cho các bộ tộc Lào.
Và người cuối cùng tôi gặp trong buổi lễ này là cô Sa Ly- thông dịch viên cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào. Tất cả mọi việc lo cho đoàn đại biểu của Việt Nam sang dự buổi lễ đều do cô sắp xếp. Cô tâm sự, trước kia cô học ở Khoa Tiếng Việt thuộc Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Nay được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tuyển dụng, cô sẽ đem sức mình phục vụ cho Tập đoàn.
Tất cả những người tôi gặp tại đất nước Lào anh chị em đã từng là lưu học sinh tại Việt Nam. Tuy họ đang sinh sống và công tác tại tỉnh Attapeu nhưng trong tâm tưởng họ đều có những kỷ niệm đẹp về Việt Nam. Họ đều khẳng định: “Việt Nam cho chúng tôi tri thức, Lào cho chúng tôi cuộc đời”.
(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
Nhà văn Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Anh bắt đầu viết văn năm 1998, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010. Nổi tiếng với các tập truyện ngắn: Đàn chim về sau bão, Ngược ngàn, Người đi bỏ mặc câu thề...
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thể thao tỉnh Lâm Đồng, Thường trực ban tổ chức, Tổng đạo diễn chương trình Festival hoa Đà Lạt năm 2012.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Nhân kỷ niệm Ngày Thế giới chống đói nghèo (17-10) và chuẩn bị cho lễ phát động triển khai Tháng cao điểm “Ngày vì người nghèo” năm 2011, P.V Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với bà Nay Lan- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về sự kiện này.
Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Chỉ cách đây ít ngày, lần đầu tiên Trường nghiên cứu cao cấp về Vật lý hạt và Vũ trụ học BCVSPIN được tổ chức tại Việt Nam nhờ vai trò quan trọng của Giáo sư Phạm Quang Hưng, Đại học Virginia (Hoa Kỳ), đồng thời là Giáo sư Danh dự của Đại học Huế.
Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Sáng 13-7, giản dị trong chiếc áo đồng phục có logo của chương trình “Hành trình Việt Nam xanh”, Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân cùng các thành viên trong đoàn đã có mặt tại TP. Pleiku.
Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông hiện đang quản lý gần 10.000 ha cao su, trong đó diện tích cao su trồng trong nước là 8.300 ha và 1.100 ha được trồng tại Campuchia. Đây cũng là một doanh nghiệp có quy mô lớn, quản lý gần 3.000 lao động, doanh thu và lợi nhuận lớn...
Nhân kỷ niệm Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (1-7), phóng viên Báo Gia Lai đã trao đổi với ông Phan Văn Quảng- Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Gia Lai về quá trình triển khai Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong thời gian qua và tiến tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014.
Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
Xin chào nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ! Chị có thể chia sẻ một chút riêng tư về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình trong quá trình lao động, sáng tạo và đi đến thành công hôm nay?
Quy chế phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Gia Lai với 4 Công ty TNHH một thành viên Cao su: Chư Sê, Chư Prông, Chư Pah, Mang Yang được ký kết năm 2005 qua 6 năm thực hiện, đây là mô hình đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực.
Xung quanh vấn đề tiết giảm điện, tăng giá điện và các chính sách hỗ trợ người nghèo đang được dư luận quan tâm, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Măng Đoàn- Giám đốc Công ty điện lực Gia Lai.
Một trong những giải pháp căn bản là việc tăng cường kiểm soát giá, bình ổn giá nhằm điều tiết thị trường- nhất là trong thời điểm hiện nay, giá cả liên tục biến động, leo thang đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.