Dân châu Âu lại phải chịu trận khi băng tuyết tiếp tục làm tê liệt nhiều nước vào thời điểm mua sắm và du lịch nhộn nhịp nhất của mùa Giáng sinh và cuối năm.
Ngày 19-12, giao thông tại các tuyến huyết mạch ở Anh, Pháp, Đức... bị trì trệ nghiêm trọng, nhiều sân bay lớn phải đóng cửa hoặc cắt giảm đến 3/4 số chuyến khiến hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt, nhiều người buộc phải ngủ qua đêm trên sàn nhà ga sân bay. Những kế hoạch mua sắm, về thăm người thân, du lịch bị đảo lộn khiến không chỉ người dân mà các cửa hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Song thảm họa còn chưa dừng lại ở đó khi thời tiết được dự báo tiếp tục xấu trong vài ngày tới.
Điệp khúc hủy chuyến
Thủ đô London của Anh đón kỳ nghỉ cuối tuần cuối cùng trước lễ Giáng sinh bằng đợt tuyết dày đến 20cm và nhiệt độ xuống thấp xấp xỉ -200C tại một số nơi.
Sân bay Heathrow, điểm giao thông hàng không đông đúc nhất thế giới, đóng cửa trong hai ngày cuối tuần. Người phát ngôn sân bay cảnh báo “sẽ có nhiều chuyến bay bị hủy hoặc trì hoãn trong vài ngày tới”. Heathrow đã phân phát chăn mền cho hành khách ngủ qua đêm tại sân bay.
Cùng chịu chung số phận là hành khách tại những sân bay khác của Anh như Birmingham, Glassgow, Bristol... Nhiều hành khách lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị chuyển hướng đến các sân bay khác mà không có visa trung chuyển. Giao thông đường bộ, tàu hỏa cũng là thảm họa khi hầu hết tuyến đường sắt đều hoãn chuyến.
Nhiều hành khách tỏ ra tức giận khi bị hoãn chuyến bay. “Thật sự thất vọng. Tôi đã phải ngủ trên nền gạch gồ ghề và bất cứ chỗ nào cũng đã có người khác chiếm mất”- hành khách Trevor Taylor bức xúc khi chờ đợi chuyến bay đi Singapore ở Heathrow. Một số hành khách khác than phiền việc xếp hàng dài để đi vệ sinh hay cắm sạc điện thoại.
Tại sân bay Frankfurt của Đức, khoảng 1.000 chuyến bay bị hủy trong hai ngày 19 và 20-12. Tình hình cũng không lạc quan hơn tại Bỉ, Hà Lan, Ý. Đã có bốn người thiệt mạng cuối tuần qua tại khu vực Balkan.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Vào dịp mua sắm rầm rộ nhất trong năm, các trung tâm lớn tại Anh như Trung tâm thương mại Brent Cross lại buộc phải đóng cửa do thời tiết quá khắc nghiệt. Còn những khu thương mại mở cửa khác chứng kiến lượng khách hàng giảm đến 50% so với ngày thường. Doanh thu bán lẻ tại Anh giảm hơn 24% trong ngày 18-12, chưa kể thiệt hại từ các dịch vụ vận chuyển.
Giới kinh doanh cũng đang phải đối mặt với nỗi lo khác khi nhiều cửa hàng hết hàng vì vận chuyển bị đình trệ do giao thông tê liệt, hàng hóa bị mắc kẹt trong kho tại các cảng biển.
“Nếu tiếp tục thế này, việc phân phối của các siêu thị sẽ bị gián đoạn nặng nề. Chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng rất lớn trong tháng qua” - Howard Archer, nhà kinh tế thuộc Tổ chức IHSGlobal Insight, nói. Giới chuyên gia dự đoán thiệt hại kinh tế sẽ còn khủng khiếp hơn nếu thời tiết xấu kéo dài thêm một vài tuần tới.
Đối với những du khách lên kế hoạch về thăm nhà hoặc du lịch, thời tiết xấu cũng gây không ít phiền toái. Những người di chuyển trong khu vực châu Âu có thể chọn phương án tàu hỏa dù còn nhiều trục trặc, song đối với những người hồi hương hoặc du lịch tránh đông đến các nước phương nam đành chịu trận do máy bay là lựa chọn duy nhất.
Ngày 19-12, giao thông tại các tuyến huyết mạch ở Anh, Pháp, Đức... bị trì trệ nghiêm trọng, nhiều sân bay lớn phải đóng cửa hoặc cắt giảm đến 3/4 số chuyến khiến hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt, nhiều người buộc phải ngủ qua đêm trên sàn nhà ga sân bay. Những kế hoạch mua sắm, về thăm người thân, du lịch bị đảo lộn khiến không chỉ người dân mà các cửa hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Song thảm họa còn chưa dừng lại ở đó khi thời tiết được dự báo tiếp tục xấu trong vài ngày tới.
Điệp khúc hủy chuyến
Thủ đô London của Anh đón kỳ nghỉ cuối tuần cuối cùng trước lễ Giáng sinh bằng đợt tuyết dày đến 20cm và nhiệt độ xuống thấp xấp xỉ -200C tại một số nơi.
Sân bay Heathrow, điểm giao thông hàng không đông đúc nhất thế giới, đóng cửa trong hai ngày cuối tuần. Người phát ngôn sân bay cảnh báo “sẽ có nhiều chuyến bay bị hủy hoặc trì hoãn trong vài ngày tới”. Heathrow đã phân phát chăn mền cho hành khách ngủ qua đêm tại sân bay.
Cùng chịu chung số phận là hành khách tại những sân bay khác của Anh như Birmingham, Glassgow, Bristol... Nhiều hành khách lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị chuyển hướng đến các sân bay khác mà không có visa trung chuyển. Giao thông đường bộ, tàu hỏa cũng là thảm họa khi hầu hết tuyến đường sắt đều hoãn chuyến.
Hành khách chờ chuyến bay tại sân bay Zaventem của Bỉ ngày 18-12 |
Tại sân bay Frankfurt của Đức, khoảng 1.000 chuyến bay bị hủy trong hai ngày 19 và 20-12. Tình hình cũng không lạc quan hơn tại Bỉ, Hà Lan, Ý. Đã có bốn người thiệt mạng cuối tuần qua tại khu vực Balkan.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Vào dịp mua sắm rầm rộ nhất trong năm, các trung tâm lớn tại Anh như Trung tâm thương mại Brent Cross lại buộc phải đóng cửa do thời tiết quá khắc nghiệt. Còn những khu thương mại mở cửa khác chứng kiến lượng khách hàng giảm đến 50% so với ngày thường. Doanh thu bán lẻ tại Anh giảm hơn 24% trong ngày 18-12, chưa kể thiệt hại từ các dịch vụ vận chuyển.
Giới kinh doanh cũng đang phải đối mặt với nỗi lo khác khi nhiều cửa hàng hết hàng vì vận chuyển bị đình trệ do giao thông tê liệt, hàng hóa bị mắc kẹt trong kho tại các cảng biển.
“Nếu tiếp tục thế này, việc phân phối của các siêu thị sẽ bị gián đoạn nặng nề. Chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng rất lớn trong tháng qua” - Howard Archer, nhà kinh tế thuộc Tổ chức IHSGlobal Insight, nói. Giới chuyên gia dự đoán thiệt hại kinh tế sẽ còn khủng khiếp hơn nếu thời tiết xấu kéo dài thêm một vài tuần tới.
Đối với những du khách lên kế hoạch về thăm nhà hoặc du lịch, thời tiết xấu cũng gây không ít phiền toái. Những người di chuyển trong khu vực châu Âu có thể chọn phương án tàu hỏa dù còn nhiều trục trặc, song đối với những người hồi hương hoặc du lịch tránh đông đến các nước phương nam đành chịu trận do máy bay là lựa chọn duy nhất.
Theo Tuoitre