Tư vấn pháp luật cho phụ nữ nông thôn: Chưa đủ “liều”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chị N.T.T., ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: Chị lập gia đình gần 10 năm nay, cuộc sống khó khăn nên được cha mẹ cho mượn mảnh vườn 2.000 m2 để trồng cà phê. Năm 2008, cha mẹ chị qua đời, hai người anh trai buộc chị trả lại mảnh vườn với lý do chị là con gái đã đi lấy chồng. Ngoài ra, họ còn rao bán ngôi nhà cha mẹ để lại để chia nhau bất chấp ý kiến phản đối của chị. Bức xúc, nhưng chị T. không biết làm gì, vì xưa nay phụ nữ ở quê chị đều hiểu rằng con gái đã đi lấy chồng thì không có quyền gì ở gia đình mình nữa.
Chị thổ lộ: “Quanh năm đầu tắt mặt tối, tôi chẳng mấy khi có thời gian tìm hiểu pháp luật. Có cán bộ Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về tại xã tuyên truyền, chúng tôi mới biết con gái đều có quyền và nghĩa vụ như con trai”.
Hay trường hợp chị L.N.N., xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã nhiều năm sống trong nước mắt vì chồng ngoại tình nhưng chưa tìm ra cách giải quyết. Sống với nhau đã có hai mặt con, bỗng nhiên một ngày chồng dắt về một người phụ nữ bụng chửa vượt mặt và yêu cầu chị chấp nhận cho làm “vợ lẽ” với lý do “trai năm thê bảy thiếp”. Không đồng ý, nhưng chị đành bất lực nhìn chồng chung sống với người phụ nữ kia.
Một tư vấn viên ở Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh cho biết: Trong các buổi tư vấn lưu động, rất nhiều phụ nữ đặt các câu hỏi như: “Nếu thấy người già bị con cái ngược đãi thì có quyền tố giác không? Hoặc “Thấy một người phụ nữ bị chồng hành hạ dã man nếu họ không tố giác, mình có quyền tố giác không?”. Khi được trả lời: “Có, mọi công dân đều có quyền tố giác tội phạm”, nhiều chị em tròn mắt ngạc nhiên: “Chuyện nhà người ta mình xen vô cũng được hả?”.
Theo kết quả khảo sát, trong số 100 vụ bạo lực gia đình tại Gia Lai có 58,6% số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần chiếm 26,2%, bạo lực về kinh tế chiếm 13,5% và bạo lực về tình dục chiếm 1,6%. Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình chiếm hơn 73% là phụ nữ, 11,8% là trẻ em, người cao tuổi chiếm 7% và các đối tượng khác chiếm 7,1%.
Hiện nay, nạn bạo hành gia đình vẫn phổ biến ở nông thôn, nạn nhân thường là phụ nữ, lại không hiểu biết đầy đủ về quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tư vấn pháp luật cho phụ nữ nông thôn và người dân tộc thiểu số luôn là vấn đề cấp bách, nhưng đến nay vẫn chưa đủ và ít tác dụng.
Trên thực tế, dù Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Sở Tư pháp đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến những đối tượng này, nhưng do trình độ học vấn thấp nên việc tiếp thu bị giới hạn. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, việc tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số còn khó khăn nên vẫn chưa đến cơ sở được trọn vẹn và đầy đủ.
Thục Vy

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.