Truyền thông Trung Quốc ca ngợi bầu Đức: Nỗi chạnh lòng trước trào lưu nhập tịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bài viết trên trang Zhuanlan.Zhihu ca ngợi bầu Đức cho thấy một bộ phận người Trung Quốc không hài lòng với việc đội tuyển quốc gia nước này phải ồ ạt nhập tịch cho giấc mơ World Cup.

Truyền thông Trung Quốc ca ngợi Bầu Đức vì công tác làm bóng đá trẻ ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh
Truyền thông Trung Quốc ca ngợi Bầu Đức vì công tác làm bóng đá trẻ ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh
Mới đây, tờ Zhuanlan.Zhihu (Trung Quốc) giải mã bí quyết thành công của bóng đá Việt Nam với chìa khóa mang tên bầu Đức: "Bóng đá Việt Nam không có tài năng xuất chúng như siêu sao Son Heung-min của Hàn Quốc. Nhưng các cầu thủ Việt Nam sở hữu những kỹ năng cơ bản tốt và thi đấu với tinh thần đoàn kết cao.
Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra sự thay đổi lớn là bóng đá Việt Nam từng hợp tác với một đại gia của giải Ngoại hạng Anh, CLB Arsenal từ năm 2007.
Học viện HAGL - Arsenal - JMG được xây dựng bởi ông Đoàn Nguyên Đức để hợp tác đào tạo cầu thủ với CLB Arsenal. Một điều đặc biệt là Học viện HAGL Arsenal JMG đã thuê HLV Graechen làm công tác đào tạo trẻ.
Ông ấy là một HLV giàu kinh nghiệm về đào tạo cầu thủ. Cũng nhờ những mối quan hệ trên, các cầu thủ Việt Nam có cơ hội sang châu Âu tập huấn và phát triển...".

Bóng đá Trung Quốc vẫn đau đáu giấc mơ hóa rồng. Ảnh: AFC
Bóng đá Trung Quốc vẫn đau đáu giấc mơ hóa rồng. Ảnh: AFC
Có thể hiểu được việc truyền thông Trung Quốc quan tâm đến bóng đá Việt Nam ngày một cao, khi 2 đội nằm chung bảng B tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Trước đó, cộng đồng mạng nước này cũng từng dậy sóng khi Tiến Linh lập cú đúp, giúp U.22 Việt Nam thắng U.22 Trung Quốc 2-0 ngay trên sân nhà nước này, hay thành công của U.22 Việt Nam, vào đến tận chung kết giải U.23 châu Á tổ chức tại Thường Châu (Trung Quốc).
Việc nhắc tên bầu Đức cho thấy bài viết có sự đầu tư khá kỹ, phân tích thấu đáo quyết định của bầu Đức đã thay đổi lịch sử bóng đá Việt Nam như thế nào.
Hình ảnh thành công nhờ nội lực của U.22 Việt Nam và tuyển Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khiến một bộ phận người hâm mộ Trung Quốc chạnh lòng khi nhìn sang đội nhà ngày một Tây hóa. 

Bầu Đức thay đổi lịch sử bóng đá Việt Nam với quyết định lập học viện HAGL JMG. Ảnh: Lan Di
Bầu Đức thay đổi lịch sử bóng đá Việt Nam với quyết định lập học viện HAGL JMG. Ảnh: Lan Di
Trung Quốc vẫn là đội bóng mạnh của châu Á, nhưng ngoại trừ World Cup 2002 thì họ vẫn mãi chỉ là khán giả ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Nạn dàn xếp tỷ số, các trận đấu bạo lực và đầu tư bóng đá chưa ra hiệu quả cũng khiến hình ảnh bóng đá ở nước này xấu đi nhiều, bất chấp giải China Super League được bơm rất nhiều tiền để mua những ngôi sao quốc tế.
Để hiện thực giấc mộng hóa rồng, Trung Quốc đã ồ ạt nhập tịch các ngôi sao bóng đá ngoại. Mới nhất, HLV Li Tie đã lên danh sách tập trung tuyển Trung Quốc với 4 cầu thủ nhập tịch gồm Alan Kardec, Elkeson, Aloisio và Tyias Browing.

Elkeson trong màu áo tuyển Trung Quốc tại vòng loại World Cup 2022. AFC
Elkeson trong màu áo tuyển Trung Quốc tại vòng loại World Cup 2022. Ảnh: AFC
Điều này cũng gây nên khá nhiều tranh cãi ở Trung Quốc, khi người dân với lòng tự hào dân tộc muốn đoạt vé đi World Cup 2022 bằng chính thực lực của mình, nhất là nhìn vào tấm gương của bầu Đức tại Việt Nam.
Nhìn vào những đầu tư rất khủng của Trung Quốc, nhất là học viện bóng đá lớn nhất thế giới ở CLB Guangzhou Evergrande, thì sự phát triển bóng đá của nước này là điều sẽ đến theo thời gian.
Tuy nhiên, trước mắt những người hâm mộ nhiệt thành của tuyển Trung Quốc sẽ vẫn phải tạm thời chấp nhận nuôi hy vọng bằng hơi thở của những ngoại binh nhập tịch trong lúc chờ những học viện bóng đá trẻ nước nhà cho ra quả ngọt.
Theo Linh Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.