Trứng vịt lộn nên ăn vào bữa sáng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là lời khuyên từ PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Hữu Nghị.

Dinh dưỡng từ trứng vịt lộn

Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Trong đó trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. “Trong quá trình phát triển từ trứng vịt thành trứng vịt lộn (bào thai vịt), một số chất bị tiêu hao biến đổi thành nhiều chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bào thai vịt tạo nên giá trị bổ dưỡng của trứng vịt lộn”, PGS.TS Trần Đình Toán cho biết.

 

 

Rau răm là hỗ trợ có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, ấm bụng. Gừng tươi là bổ sung, có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục.

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy trong một trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C…

Ăn sao cho đúng

Trứng vịt lộn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.

Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, đun thật chín. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung, tránh ăn vào buổi tối, tránh việc không tiêu hoá được gây khó chịu. “Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết và nhấn mạnh: “Phụ nữ hành kinh ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Các thai phụ cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi”.

Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương.

Với trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại gây hại cho cơ thể.

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo vietbao

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.