Trung thu 2014: Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Còn gần 20 ngày nữa đến Tết Trung thu nhưng trên địa bàn TP. Pleiku ở các đường phố lớn như: Trần Phú, Hai Bà Trưng, đường A1… hay đến các con hẻm của Phố núi tràn ngập các sản phẩm đồ chơi cho trẻ em. Điều dễ dàng nhận biết thị trường đồ chơi Trung thu cho trẻ em hàng nội đang có xu thế chiếm lĩnh, đặc biệt là đèn lồng có gắn hình biển đảo.

Đèn lồng biển đảo hút khách

Tìm đến các con đường được bày bán nhiều lồng đèn Trung thu như: Trần Phú, Hai Bà Trưng (TP. Pleiku), chúng tôi ghi nhận, lồng đèn giấy được bán với giá từ 6.000-10.000 đồng/cái, lồng đèn giấy kèm nhạc thiếu nhi, giao động từ 30.000-65.000 đồng/cái. Điều đặc biệt, hơn 80% các sản phẩm đèn lồng và đầu lân được bày bán đều do Việt Nam sản xuất. Và đặc biệt hơn nữa, lần đầu tiên trên thị trường đồ chơi Tết Trung thu còn xuất hiện những chiếc đèn lồng gắn với hình ảnh biển đảo quê hương.

 

Đồ chơi Trung thu 2014 đền lồng chủ đề về biển đảo chiếm ưu thế. Ảnh.Đ.Y
Đồ chơi Trung thu 2014 đền lồng chủ đề về biển đảo chiếm ưu thế. Ảnh: Đ.Y

Mẫu đèn lồng gắn với hình ảnh biển đảo quê hương được thiết kế đơn giản, thân được ghép lại bằng 3 mảnh giấy khác nhau, có thể thắp sáng và phát nhạc khi được lắp pin ở tay cầm. Và những chi tiết đáng chú ý trên thân đèn lồng này là khắc họa những hình ảnh và thông điệp hướng về biển đảo, như: “Em yêu biển đảo quê hương”, “Bé hướng về biển đảo”, “Em yêu biển đảo Việt Nam”, “Em yêu chú bộ đội hải quân Việt Nam”, còn với hình ảnh chú hải quân khoác súng trên vai bảo vệ biển đảo Tổ quốc Việt Nam hay những chiếc tàu mang dòng chữ cảnh sát biển Việt Nam.

Anh Nguyễn Huy Thành, nhân viên bán hàng đồ chơi Tết Trung thu của Công đoàn Khách sạn Vĩnh Hội (TP. Pleiku), cho biết: Năm nào cứ tới dịp Tết Trung thu, Công đoàn Khách sạn Vĩnh Hội lại tổ chức gian hàng phục vụ đồ chơi Trung thu. Cùng với ý tưởng của các nhà sản xuất, Công đoàn khách sạn đã lấy những chiếc đèn lồng hướng về biển đảo, và chúng tôi thấy nhiều gia đình đi sắm đồ chơi sớm cho con đều rất ưa thích.

 

Trao đổi với chị Nguyễn Thị Hạnh, (ở hẻm đường Phan Đình Phùng TP. Pleiku), đang chọn đồ chơi cho con tại gian hàng đồ chơi Trung thu của Công đoàn khách sạn Vĩnh Hội, cho biết: Con trai đầu của mình năm nay lên lớp 3, đứa thứ hai vào lớp 1. Thấy gian hàng đồ chơi Trung thu cho thiếu nhi năm nay thuần là hàng Việt mình rất thích. Thích nhất là những chiếc đèn lồng hướng về biển đảo với mẫu mã khá bắt mắt, giá khoảng từ 30.000 đồng đến 45.000 đồng/cái, rất phù hợp với người tiêu dùng nên mình chọn cho mỗi cháu một chiếc. Mình nghĩ, việc mua đèn lồng có chủ đề về biển đảo, không chỉ là giáo dục các con tình yêu đất nước mà còn là một hành động thiết thực hưởng ứng phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Tẩy chay đồ chơi Trung Quốc

 

Đầu Lân là con vật mang đến nhiều may mắn cho thiếu nhi được nhiều gia đình mua cho con. Ảnh: Đ.Y
Đầu Lân là con vật mang đến nhiều may mắn cho thiếu nhi được nhiều gia đình mua cho con. Ảnh: Đ.Y

Theo quan sát của P.V, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay khá phong phú về chủng loại và mẫu mã. Không chỉ những chiếc đèn lồng gắn với chủ để biển đảo mà người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn những bộ quần áo chủ đề biển đảo, trống, đầu lân, những con thú nhồi bông, giá giao động từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng/sản phẩm. Đặc biệt, nhiều cửa hàng trên đường Trần Phú, Hai Bà Trưng còn có những loại đồ chơi mang tính sáng tạo, khéo léo, giúp phát triển trí tuệ của trẻ, như: đồ chơi bằng giấy để bé tự lắp ráp thành lồng đèn, thành các công trình, đồ chơi bằng gỗ với nhiều kiểu dáng khác nhau, giá cũng từ 25.000 đồng đến 80.000 đồng/sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Oanh đang lựa chọn cho các con đồ chơi Trung thu, kể: Điều thú vị năm nay các gian hàng đã nắm được thị hiếu người tiêu dùng nên đã tung ra các sản phẩm rất phù hợp với thiếu nhi Việt. Tôi mua cho con gái lồng đèn có hình nàng tiên cá để cháu tự lắp ráp, còn con trai mua đèn lồng hình ảnh về chủ để biển đảo. Qua những chiếc đèn lồng, các con của tôi phần nào được giáo dục về tình yêu quê hương đất nước cho các cháu.

Chính vì lẽ đó, theo ghi nhận của P.V, khi đồ chơi thuần Việt lên ngôi, dù vẫn còn một số gian hàng đồ chơi bày bán đồ chơi Trung Quốc, nhưng anh Nguyễn Trung Thành, nhân viên bán hàng đồ chơi Trung thu, đường Trần Phú, kể: Qua những ngày bán đồ chơi Trung thu, tôi thấy người tiêu dùng mua đồ chơi Tết Trung thu sớm cho con đều yêu cầu mua đồ chơi do Việt Nam sản xuất, còn đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc hầu như họ không săn đón như Tết Trung thu năm trước; có người còn từ chối không mua.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm