Trở lại mưu sinh: Thêm cái tết xa nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều công nhân vẫn bám trụ lại Sài Gòn để tiếp tục mưu sinh sau khi các công ty hoạt động trở lại. Nhưng trong đầu họ canh cánh nỗi lo tiền bạc, và lại thêm một cái tết xa nhà.
Khoảng đầu tháng 10, khi TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động lại. Nhiều công nhân ở Khu công nghiệp Tân Tạo (Q.Bình Tân) bắt đầu trở lại nhà xưởng làm việc.
Chúng tôi ghé qua khu vực đường Trần Thanh Mại, P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân). Nơi đây, công nhân tứ xứ đến thuê phòng trọ đi làm kiếm sống. Vào ngay giờ tan tầm, công nhân nườm nượp ra về, họ ghé chợ mua thức ăn để kịp chuẩn bị cơm tối. Cách đây chừng 4 tháng, khu vực này từng phải phong tỏa diện rộng do có ca nhiễm Covid-19.

Bà Phạm Thị Bích Thùy dự định hết năm sẽ dọn về quê sinh sống. Ảnh: Đào Nguyên
Bà Phạm Thị Bích Thùy dự định hết năm sẽ dọn về quê sinh sống. Ảnh: Đào Nguyên
Đi làm để có cái ăn
17 giờ 30, chị Mai Thị Hiền (34 tuổi, quê Thanh Hóa, công nhân một công ty may ở P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) tan giờ làm. Trong căn phòng trọ 16 m2, chị Hiền nấu cơm, giặt giũ quần áo xong xuôi, thì ngồi nhẩm tính tiền chi tiêu trong ngày, cẩn thận ghi chép vào sổ. Sau 4 tháng nghỉ ở nhà, 3 tuần nay chị và chồng đã được đi làm trở lại. Chồng chị làm công nhân ở Công ty Pouyuen VN.
Khoảng đầu tháng 7, khu trọ chị Hiền ở có ca nhiễm, chị và chồng phải dừng công việc để ở nhà cách ly. Đến khi hết cách ly thì TP.HCM giãn cách xã hội, chị và chồng mắc kẹt trong khu trọ. Nghe tin nhiều người dọn đồ về quê, vợ chồng chị cũng nôn nao, nhưng nghĩ rồi lại thôi.
Thu xếp về quê trông cháu
Bà Phạm Thị Bích Thùy (48 tuổi, quê Cà Mau) lên TP.HCM làm công nhân gần 7 năm qua. Ngoài bà Thùy, chồng và 3 người con của bà cũng lên TP.HCM làm công nhân, họ thuê phòng trọ ở cạnh nhau.
Trước dịch, bà Thùy làm mỗi tháng được 5,2 triệu đồng, gắng tăng ca thì cũng được gần 7 triệu. Dịch bùng phát, đầu tháng 7 khu nhà trọ phong tỏa, công ty không hỗ trợ nên bà Thùy nộp đơn xin nghỉ việc. “Dưới quê còn 6 vuông tôm đang cho người em rể thuê làm. Mình cũng lớn tuổi rồi, có bệnh trong người nên xin việc công ty họ không nhận. Hết năm nay tôi với chồng dẫn theo cháu nội về quê ở, để các con trên này đi làm”, bà Thùy nói.
“Dẫu biết về quê được gần gia đình, không sợ đói ăn; nhưng nghĩ về quê nếu lỡ mình có nhiễm bệnh lại ảnh hưởng cho người thân”, chị Hiền nói. Suốt gần 4 tháng, công ty chị Hiền hỗ trợ mỗi ngày 50.000 đồng được 2 tháng đầu, còn công ty của chồng chị hỗ trợ 85.000 đồng/ngày đến lúc đi làm lại. Hai vợ chồng chị ở suốt trong phòng trọ, nhận gạo, rau củ từ thiện ăn qua ngày.
Khu trọ có ca nhiễm, đến cuối tháng 8 thì chị Hiền cũng nhiễm Covid-19 phải tự cách ly, điều trị tại nhà. Không đi làm thì không có tiền sinh hoạt phí, tiền mua thuốc men cộng dồn lên từng ngày. Hết cách, chị Hiền bấm bụng gọi về quê vay mượn họ hàng 5 triệu đồng để xoay xở. “Nhưng cũng phải đắn đo suốt mấy ngày trời mới dám gọi, vì đến giờ mình vẫn sợ không trả nổi”, chị Hiền ứa nước mắt.
Chị Hiền làm lương tháng tầm 5,5 triệu đồng, tháng nào tăng ca thì được 7 triệu. Để có thêm thu nhập, chị xin công ty hỗ trợ mua máy may điện để nhận đồ về may thêm. Mỗi tháng trừ 1 triệu tiền lương để trả góp, nhưng nghỉ làm gần 4 tháng nay, tiền máy may chị cũng mới trả góp được một nửa. “Nhưng chiếc máy may giờ cũng bỏ không. Khỏi Covid-19, nhưng trong người vẫn còn khó thở nên chiều đi làm về là tôi nằm nghỉ chứ không làm thêm nổi”, chị Hiền ngậm ngùi.
Ròng rã 10 năm xa quê kiếm sống, chị Hoàng Thị Sao (41 tuổi, quê Đắk Nông, hiện là công nhân Công ty Pouyuen VN) kể khu nhà trọ nơi chị sống phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19 từ đầu tháng 7. Lo lắng đầu tiên với chị không phải sợ nhiễm bệnh, mà sợ mất việc, mất đi thu nhập. Chị Sao còn phải lo cho con gái út và mẹ đã 80 tuổi ở quê, chưa kể chị còn gửi tiền giúp 2 đứa cháu ngoại đau ốm triền miên.
Chị Sao kể ở quê nhà chị thuộc diện khó khăn, không có đất làm rẫy. Chị Sao vào TP.HCM xin làm công nhân. Tính luôn tăng ca, mỗi tháng chị kiếm được 10 triệu đồng. Trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt, khoản tiền còn lại chị gửi hết về nhà cho người thân. Trong khoảng thời gian nghỉ ở nhà, công ty hỗ trợ chị Sao được 85.000 đồng/ngày. Nhận tiền hỗ trợ từ công ty, chị Sao đóng tiền trọ, rồi nhận đồ từ thiện ăn dần, trụ lại TP.HCM đợi ngày công ty hoạt động lại.
“Được đi làm lại tôi mừng lắm, tiếp tục kiếm tiền có cái ăn, rồi gửi về quê, chứ mấy tháng qua ở nhà, dưới quê cần tiền tiêu đều phải chạy vạy khắp nơi để xoay xở”, chị Sao nói.
Cách đó chừng vài căn, anh Lê Khắc Phong (33 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng đi làm lại được mấy ngày nay. Gia đình anh có 9 anh em đi xuống Cà Mau để kiếm sống. Còn anh Phong lên Sài Gòn làm công nhân hơn 10 năm nay. Trước dịch, anh Phong đi làm ở công ty, tính thêm tiền tăng ca được khoảng 10 triệu đồng. Tối đi làm về, anh Phong ra các bến xe, bãi tập kết rau củ để bốc xếp hàng kiếm thêm tiền gửi về cho người cha bị bệnh tai biến, mẹ bị thoát vị đĩa đệm ở quê.
Đi làm trở lại sau khi dịch dần ổn, anh Phong giờ chỉ còn công việc ở công ty, công việc bốc xếp cũng ngưng lại vì sau dịch không ai thuê. Khệ nệ xách túi đồ vào phòng trọ, anh Phong nói: “4 tháng ở nhà mình ăn uống khổ sở cũng không sao, nhưng rầu rĩ trong lòng vì không gửi được tiền về cho cha mẹ, còn phải vay bạn bè 3 triệu đồng để xài. Giờ chỉ mong đi làm lại cho có cái ăn, rồi trả nợ”.

Chị Mai Thị Hiền mua trả góp chiếc máy may để may đồ kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Song Mai
Chị Mai Thị Hiền mua trả góp chiếc máy may để may đồ kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Song Mai
Tết này chắc sẽ không về
Suốt gần 4 tháng, những công nhân kẹt bên trong khu trọ như tự giam mình nơi căn phòng trọ chật hẹp. Ở nhà nhiều, một khoản chi phí nhỏ điện, nước tăng lên cũng khiến họ canh cánh nỗi lo.
Trong căn phòng trọ trên đường Trần Thanh Mại (P.Tân Tạo A), chị Lê Thị Sương (31 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) trải tấm ni lông ra cắt vừa đủ một người nằm, để mang vào công ty trải ra nghỉ trưa. Bị phong tỏa hồi đầu tháng 7 do có ca nhiễm, rồi thêm giãn cách xã hội, đến giữa tháng 10 chị Sương mới đi làm lại.
Nhận hỗ trợ 85.000 đồng/ngày từ công ty, chị Sương dùng để đóng tiền trọ, nhờ người quen mua thức ăn gửi vào. Chị Sương nhẩm tính rồi thở dài, vì không đi làm, ở nhà suốt 4 tháng tiền điện, nước cũng tăng lên, đội thêm chi phí sinh hoạt. “Cách đây mấy hôm Bảo hiểm xã hội mới chi trả cho mình được 3 triệu, nhận tiền cũng mừng vì mấy tháng nay có làm gì ra tiền đâu”, chị Sương nói.
Ban đầu, chị Sương nghĩ chỉ phong tỏa, giãn cách 1 tháng, ở phòng trọ chị nhẩm đếm từng ngày. Rồi tận 4 tháng trời, chị nằm ở nhà sống trong lo sợ, sợ mất việc làm.
Giữa tháng 10, chị Sương đi làm trở lại, công ty cũng cho tăng ca. Nhưng nghĩ chuyện về nhà ăn tết, chị Sương thở dài: “Giờ đến cuối năm chỉ mong đi làm đều đều để gửi tiền về nhà. Dịch năm nay bùng phát dữ quá, chắc công ty cũng không có tiền thưởng lương tháng 13 đâu. Anh em công nhân cũng chuẩn bị tinh thần trước. Tết này cũng không dám về”.
Trong căn phòng trọ hơn 10 m2, chị Nguyễn Thị Như Quỳnh (33 tuổi, quê Nghệ An) tất bật chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Cách đây mấy ngày, chị lãnh được tiền trợ cấp từ Bảo hiểm xã hội. “Tối nay cho tụi nhỏ ăn bánh xèo với uống nước ngọt. Ăn sang một chút, chứ mấy tháng nay ăn kham khổ, rau cháo thôi”, chị Quỳnh gượng cười. Vợ chồng chị Quỳnh đi làm lại hơn 1 tuần nay, công ty vẫn cho tăng ca, nhưng cả hai vẫn sống trong lo sợ dịch lại bùng phát, phải ngừng việc.
Còn 3 tháng nữa là đến tết, ở các dãy trọ công nhân, khi nghe ai nhắc đến tết, về quê thì không khí như chùng xuống.
(còn tiếp)
Theo Đào Nguyên - Song Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.