Tranh thêu tìm “chỗ đứng” trên thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thị trường tranh thêu Pleiku (Gia Lai) cho tới nay vẫn là một mảng khá im ắng, nếu không muốn nói là “lép vế” so với các loại tranh nghệ thuật khác như: Sơn dầu, sơn mài, lụa, gốm sứ… Bởi vậy, sự xuất hiện của một tiệm tranh thêu truyền thống Huế giữa lòng Phố núi đã trở thành một nét đặc sắc ít nhiều tác động đến thị hiếu của những người chơi tranh hiện nay.
Chị Thủy (đứng) hướng dẫn kỹ thuật thêu. Ảnh: Hà Duy
Chị Thủy (đứng) hướng dẫn kỹ thuật thêu. Ảnh: Hà Duy
Đối diện với Siêu thị Co.op Mart Pleiku, xung quanh là các shop quần áo, các tiệm bách hóa, trường mầm non… khiến tiệm tranh có cái tên kiêu kỳ Trâm Anh (44 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) bị che khuất, nếu không để ý sẽ rất khó nhận ra. Tiệm rộng chừng 16 m2, xung quanh treo kín những bức tranh thêu lớn nhỏ với đủ đề tài từ phong cảnh làng quê, hoa, thư pháp…, trong đó đề tài hoa-điểu được ưu ái cả về số lượng lẫn chất lượng. Nội dung các bức tranh thuộc đề tài này khá đa dạng và phong phú với tùng-hạc; vịt-sen; công-phù dung… 
Chủ tiệm chị Từ Thị Thu Thủy giọng Huế dịu dàng cho biết: “Mỗi bức tranh thêu ở đây đều mang trong nó những ý nghĩa khác nhau”. Chỉ vào bức có tên “Lối về”, chị bảo, người thưởng thức, nhất là những người xa nhà khi ngắm bức tranh này đều cảm thấy bồi hồi khi nghĩ về quê hương, về nơi chôn nhau cắt rốn. Con đường xa hun hút, diệu vợi nhưng nó sẽ đưa ta về với gia đình, với căn nhà nhỏ ấm cúng. Hay bức “Tùng-hạc” là lời chúc trường thọ, sum vầy. Tùng là loại cây luôn trường tồn với thời gian, đứng vững trong mọi thời tiết, còn hạc là loài vật rất chung thủy, sống có đôi có cặp không bao giờ tách rời. Hay bộ “Tứ bình” hàm ý may mắn gồm 4 bức tranh miêu tả thời gian sáng-trưa-chiều-tối; bộ “Tứ quý” gồm 4 bức miêu tả 4 mùa trong năm… Chính vì mỗi bức tranh đều chứa đựng trong nó những thâm ý sâu xa khác nhau nên ngày càng nhiều người lựa chọn tranh thêu để làm quà tặng nhân dịp tân gia, sinh nhật, khai trương, khánh thành…
Giá cả là một vấn đề nên thị trường tranh thêu vẫn chưa thu hút khách. Với bức tranh thêu hoa phong lan kích thước 30x40 cm, giá khoảng 450.000 đồng-500.000 đồng; bức “Lối về” kích thước 70x100 cm có giá 4,5 triệu đồng… “Người ta thoạt đầu thường thấy giá mắc hơn nhiều so với các loại tranh khác. Nhưng mọi người chưa biết công sức bỏ ra cho một bức tranh là rất nhiều. Như bức “Lối về”, tui mất trên 40 ngày mới hoàn thành, mỗi ngày làm liên tục 12 tiếng đồng hồ. Trừ chi phí tiền khung, vải, kim chỉ, tính ra tiền công chỉ chừng 100.000 đồng/ngày. Bức tranh 30x40 cm, cũng phải mất 4 ngày…” -chị Thủy giãi bày. Thị trường vẫn có loại tranh thêu rẻ hơn, nhưng không sắc sảo bằng và khi bỏ khung ra, vải dễ bị xô dồn lại với nhau. Hiện đã có khá nhiều người nhận ra giá trị của tranh thêu và đến với nó nhiều hơn. Minh chứng là đơn đặt hàng của khách tại tiệm Trâm Anh cũng ngày một nhiều, có người đặt sau khi xem mẫu tại tiệm, có người tự đem mẫu tới.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm