Ảnh minh họa |
Nội dung tổng điều tra gồm thông tin chung về cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, ngành hoạt động chính...); Thông tin về lao động của các cơ sở (người quản lý, số lượng lao động, thu thập, giới tính, trình độ chuyên môn đào tạo...); Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Doanh thu, chi phí, lãi, lỗ, nộp ngân sách...
Thông tin về tài sản: Tài sản lưu động, tài sản cố định (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng kho tàng và tài sản cố định khác); Thông tin về vốn đầu tư thực hiện phân theo nguồn hình thành vốn và phân theo khoản mục đầu tư.
Thông tin về trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng máy tính, kết nối và sử dụng Internet, website, giao dịch thương mại điện tử...
Cuộc tổng điều tra sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thực hiện thu thập thông tin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 1 đến 30-4-2012.
Giai đoạn 2 sẽ thực hiện thu thập thông tin của các cơ sở hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, tôn giáo và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể. Thời gian thu thập thông tin này sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 30-7-2012. Việc công bố số liệu sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Quyết định của Thủ tướng nêu rõ, ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê là Phó Trưởng ban Thường trực. Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ xây dựng phương án Tổng điều tra; tổ chức chỉ đạo Tổng điều tra; tổ chức thí điểm để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và công tác tổ chức chỉ đạo, triển khai Tổng điều tra. Ở địa phương, thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã để tổ chức và chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.