Tội phạm thanh thiếu niên tại Gia Lai có xu hướng tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây, tội phạm thanh thiếu niên tại Gia Lai có xu hướng tăng cả số lượng và mức độ nghiêm trọng, với gần 200 bị cáo là thanh thiếu niên.
Tội phạm độ tuổi thanh thiếu niên tại GIa Lai có xu hướng tăng
Tội phạm độ tuổi thanh thiếu niên tại GIa Lai có xu hướng tăng
Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm tại Gia Lai xảy ra hơn 100 vụ án, với gần 200 bị cáo là thanh thiếu niên. Đặc biệt, vừa qua, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần lễ, tại đây xảy ra 2 vụ án mạng thương tâm mà cả hung thủ và nạn nhân đều chưa thành niên.
Điển hình, tối ngày 10-12-2017, Nguyễn Thị Thu Thảo, học sinh lớp 11 A4, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thị trấn Chư Pah, tỉnh Gia Lai tổ chức sinh nhật của mình tại tại một quán karaoke.
Khách mời gồm 17 học sinh THPT đang học ở các trường trong huyện, trong đó có em Nguyễn Triều Phú (học sinh khối 11, trường THPT Ialy) và một số thanh niên đã bỏ học tại địa phương.
Trong tiệc sinh nhật, một thanh niên rót bia làm ướt chân của Nguyễn Triều Phú đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa hai nhóm thanh niên.
Thay vì hòa giải, 2 nhóm này chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng một trận xô xát ngay sau đó.
Hậu quả, em Phú đã bị đâm dẫn tới mất máu và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Trước đó 4 ngày, buổi trưa 6-12-2017, vì mâu thuẫn trên mạng xã hội facebook, em Đinh Hoàng Long, học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bị đối tượng Huỳnh Văn Dũng (16 tuổi), trú tại thành phố Pleiku dùng súng tự chế bắn vào đầu dẫn tới tử vong gần cổng trường.
Chỉ trong 1 tuần lễ, ở Gia Lai có 2 vụ án thương tâm mà cả nạn nhân và hung thủ đều nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Ông Lê Văn Tàu-Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai cho rằng, nguyên nhân chính xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, cộng với sự quản lý, giáo dục lỏng lẻo của gia đình và xã hội.
Cùng với đó là do các em muốn thể hiện mình, theo bạn bè, đua đòi. Đặc biệt hiện nay, môi trường xã hội với phim ảnh, thông tin trên mạng, các em cũng bị ảnh hưởng theo.
Hiện nay, địa bàn thị trấn có nhiều quán karaoke, các quán điện tử tác động không nhỏ đến việc giáo dục tư tưởng, ý thức của các em. Một nguyên nhân nữa là việc quản lý của gia đình chưa được chặt chẽ.
Trong khuôn khổ chương trình an ninh học đường, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đã lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật trong các môn học giáo dục công dân và một số hoạt động ngoại khóa.
Tuy nhiên, theo ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, các kiến thức này vẫn nặng về lý thuyết.
Theo ông, học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3 cần được trang bị kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống bạo lực bất ngờ, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… mới là điều cần thiết để giảm bạo lực và các vụ án liên quan tới lứa tuổi này. Nhưng điều đó chưa có trong chính khóa.
Tới đây, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai sẽ tăng cường phối hợp với lực lượng công an nhằm ngăn chặn, phòng ngừa bạo lực và tội phạm trong bộ phận học sinh THPT.
“Tính đến nay, 100% cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục Đào tạo, 17 Phòng Giáo dục Đào tạo trên toàn tỉnh đã ký văn bản phối hợp với các cơ quan công an cùng cấp. Sở Giáo dục Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, thảo luận, lồng ghép vào chương trình chính khóa ở những môn đạo đức, giáo dục công dân, địa lý, lịch sử, … trong việc giáo dục phòng chống bạo lực học đường và những tội phạm khác", ông Định cho hay.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tại Gia Lai xảy ra 516 vụ án với 783 bị cáo là trẻ chưa thành niên.
Bên cạnh đó, hiện, toàn tỉnh có 805 thanh thiếu niên thuộc diện hỗ trợ, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng.
Thực tế cho thấy, dấu hiệu vi phạm pháp luật của lứa tuổi thanh thiếu niên tại Gia Lai đang có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Quang Quý-Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai cho rằng, để ngăn chặn, giảm tình trạng gia tăng tội phạm thanh thiếu niên tại địa phương, bên cạnh gia đình, nhà trường, thì chính quyền các cơ sở cần tăng cường phát huy vai trò của mình.
“Vai trò của hệ thống chính trị hết sức là quan trọng. Nếu địa phương nào nắm chắc từng đối tượng, nắm chắc từng thanh thiếu niên có những biểu hiện lệch lạc, có nguy cơ vi phạm pháp luật thì hệ thống chính trị có thể tiếp cận, phối hợp cùng gia đình, nhà trường để cùng giáo dục, phòng chống. Ngay từ đầu, nếu làm tốt công tác này thì hiện tượng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên có thể hạn chế, có thể khắc phục”, ông Quý cho biết.
Thanh thiếu niên là lứa tuổi có những thay đổi lớn về thể chất, tính cách và là lứa tuổi bản lề hình thành nhân cách công dân.
Do đó, việc phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc định hướng, quản lý, giáo dục đối với lứa tuổi này sẽ góp phần hữu ích trong việc phát triển một thế hệ công dân tương lai thượng tôn pháp luật, có ích cho xã hội.
Nguyễn Thảo/VOV

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.