Tiềm ẩn… những nỗi lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công trình thủy lợi Ayun Hạ rộng khoảng 3.700 ha, không chỉ cung cấp nguồn nước tưới dồi dào cho cánh đồng Ayun Hạ mà còn mang lại nguồn thu nhập cho người dân sinh sống trong khu vực lòng hồ nhờ đánh bắt cá nước ngọt. Tuy nhiên, hiện nay một số người dân đã sử dụng cách đánh bắt cá bằng xung điện hay nổ mìn ảnh hưởng đến an toàn hồ đập và có nguy cơ tận diệt các loài cá giá trị.

Hồ chứa nước Ayun Hạ do Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh Gia Lai quản lý. Ngoài việc phục vụ nước tưới cho các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa sản xuất lúa nước 2 vụ, Ayun Hạ còn cung cấp nước ngọt cao nhất trong các hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Trước đây, hồ Ayun Hạ do một xí nghiệp tỉnh ngoài hợp đồng đánh bắt cá. Năm 2011, hồ được trả về cho Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi. Sau khi tiếp nhận, Công ty đã thành lập Xí nghiệp kênh chính Ayun Hạ để quản lý khai thác việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi, thời gian qua, việc đánh bắt cá trong lòng hồ Ayun Hạ đã có nhiều thay đổi đáng lo ngại. Nhiều hộ dân sử dụng xung điện để đánh bắt, nguy hiểm hơn một số trường hợp dùng mìn đánh bắt gây mất an ninh trật tự, tận diệt các loài cá. Dù đơn vị quản lý mới đã có những đổi mới so với trước đây như cấp thẻ cho ngư dân vào lòng hồ đánh bắt cá, đề nghị thành lập hợp tác xã thủy sản… thế nhưng nhiều người không có thẻ ra vào lòng hồ vẫn tự do đánh bắt. Đặc biệt, số lượng thuyền và ngư dân tăng gấp 3 lần so với năm 2012. Lượng cá đánh bắt tương đối lớn, nhưng hầu hết đều bán cho thương lái mà không bán lại cho Công ty. Nguy hiểm nhất hiện nay là vào ban đêm người dân dùng bộ kích điện hoặc dùng cả mìn để đánh bắt. Trong khi đó Xí nghiệp Thủy nông đầu mối kênh chính Ayun Hạ (Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi) không có chức năng bắt giữ người và tang vật như kích điện, lưới mắt bé, chất độc, thuốc nổ. Vì vậy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Hữu Tâm-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho rằng: “Người dân đánh bắt cá trong lòng hồ chủ yếu ở 2 xã Hbông và Ayun, trong đó người dân làng Dlâm-xã Ayun đời sống rất khó khăn họ phải đánh bắt cá để có thu nhập giải quyết cuộc sống thường ngày. Xã Ayun có khoảng 200 hộ dân sinh sống, nhưng có khoảng 120 hộ đánh bắt cá. Còn việc đánh bắt bằng phương pháp hiện đại chủ yếu dân các tỉnh khác lên đánh. Huyện cũng đã có chủ trương thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, nhưng hiện nay rất khó thực hiện. Vì phần lớn người dân trong xã Ayun là đồng bào dân tộc thiểu số rất khó quản lý hoạt động để hợp tác xã mang lại hiệu quả kinh tế. Trước những khó khăn này huyện đã thành lập 3 tổ hợp tác đánh bắt cá.

Trước thực trạng đánh bắt cá bằng xung điện và thuốc nổ trong lòng hồ Ayun Hạ, mới đây Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên đã có chuyến khảo sát và làm việc với UBND 2 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi để bàn các giải pháp bảo vệ công trình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và đơn vị quản lý công trình sớm tìm ra mô hình quản lý đánh bắt nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ. Nếu phát hiện đánh bắt bằng xung điện hay thuốc nổ thì giao cho chính quyền địa phương xử lý theo pháp luật. Tiếp tục quản lý cấp phát thẻ cho người dân trong lòng hồ khai thác hiệu quả.

Công trình thủy lợi Ayun Hạ không chỉ cung cấp nguồn nước tưới mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản dồi dào với các loại cá có giá trị kinh tế như: thác lác, chình, lóc, mè, chép. Việc tìm ra mô hình quản lý đánh bắt hiệu quả sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.