Thủy điện made in Hoàng Anh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Đoàn Nguyên Đức.
Ông Đoàn Nguyên Đức.
Được thành lập cách đây gần hai thập niên, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) từ một xưởng mộc dân dụng nay trở thành tập đoàn kinh tế hùng mạnh, có mặt trên khắp các tỉnh thành trong nước và nhiều nước trong khu vực.
Không chỉ chuyên một mặt hàng gỗ cao cấp xuất khẩu như trước kia, HAGL hiện nay sản xuất kinh doanh đa ngành với các sản phẩm bất động sản, khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, thể thao… Với số vốn ban đầu 270 tỷ đồng, sau gần 20 năm, vốn điều lệ của đơn vị đã đạt đến con số 2.925 tỷ đồng, tổng tài sản 15.942 tỷ đồng và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đoàn Nguyên Đức luôn là người dẫn đầu trong tốp 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.

Tạo được thành công ấy, không chỉ nhờ vào sự đoàn kết, chung sức chung lòng của những thành viên đầu tiên và tài năng của người đứng đầu doanh nghiệp mà còn nhờ vào sự nhìn xa, trông rộng, biết đi tắt đón đầu trong sản xuất kinh doanh mà chính sự phát triển vững mạnh cùng lợi nhuận của Tập đoàn trong những năm qua đã chứng minh. Từ những năm 90 thế kỷ trước-thời hoàng kim của ngành chế biến gỗ, HAGL đã đi đầu trong đầu tư trồng cao su và vài năm sau nhanh chóng mở rộng sang các lĩnh vực chế biến cao su, khai thác chế biến khoáng sản rồi làm bóng đá… tạo nên sự đa dạng sản phẩm của mình, nhất là những sản phẩm ấy đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cung ứng dài lâu cho thị trường tiêu dùng.

Trong vài năm gần đây HAGL đặc biệt quan tâm đến làm thủy điện. Lĩnh vực này đang là điểm “nóng” của cả nước và một số nước trong khu vực khi mà bài toán điện năng chưa có lời giải hoàn hảo giữa nhu cầu sử dụng và khả năng cung ứng. Thử nghiệm ban đầu chính là công trình thủy điện Đak Srông 2 trên địa bàn huyện Kông Chro-Gia Lai. Đây là công trình thủy điện đầu tiên do HAGL làm chủ đầu tư có công suất 24 MW được khởi công vào năm 2008, hoàn thành năm 2010, tổng vốn 432 tỷ đồng. Là “đứa con đầu lòng”, Đak Srông 2 không chỉ mang ý nghĩa là cột mốc quan trọng đánh dấu một ngành mới và là trọng điểm trong kế hoạch phát triển của HAGL mà qua đó còn thể hiện tình cảm và khẳng định năng lực của doanh nghiệp đối với vùng đất quê hương Gia Lai. Bước vào thi công, lãnh đạo Tập đoàn đề ra mục tiêu: Thủy điện Đak Srông 2 phải là thủy điện được xây dựng nhanh nhất, an toàn nhất, đạt hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Hiểu được tầm quan trọng của dự án, Ban Giám đốc Công ty Thủy điện HAGL (Công ty con của Tập đoàn) quan tâm tuyển chọn đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành, đồng thời giám sát kiểm tra thường xuyên. Và sự quyết tâm đã đem lại kết quả. Sau 2 năm thi công, cuối năm 2010, Nhà máy Thủy điện Đak Srông 2 đã hoàn thành, đi vào hoạt động đưa dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia. Đồng thời, ngay trong những ngày đầu năm mới Tân Mão 2011 tin vui lại đến, Ban điều hành Liên hợp quốc về Dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM) đã cấp Thư phê duyệt số 3398 ngày 23-2-2011 cho Dự án Thủy điện Đak Srông 2 do Công ty cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư và bên mua giảm phát thải là Bunge Emission Holding Sarl, Thụy Sĩ.

Mô hình thủy điện Đak Srông 2.
Mô hình thủy điện Đak Srông 2.
Thành công bước đầu đã tạo tiền đề cho HAGL mạnh dạn đầu tư vào một ngành mới-thủy điện. Sau Đak Srông 2 là Đak Srông 2A cũng trên địa bàn huyện Kông Chro-Gia Lai, công suất 18 MW, tổng vốn đầu tư 324 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và sẽ hoàn thành trong năm nay; thủy điện Đak Srông 3A trên địa bàn huyện Krông Pa-Gia Lai, công suất 10 MW, vốn 180 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2012.


Một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử làm thủy điện của HAGL là ngày 29-12-2009, đơn vị đã khởi công xây dựng công trình thủy điện Bá Thước 1 và 2 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tổng công suất 140 MW (Bá Thước 1: 60 MW và Bá Thước 2: 80 MW), tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm nay, sẽ cung cấp khoảng 700 triệu Kwh điện/năm, doanh thu mỗi năm tối thiểu đạt trên 500 tỷ đồng. Chính uy tín, tiềm lực kinh tế và chất lượng sản phẩm của HAGL trong những năm qua đã giúp cho đơn vị ngày càng khẳng định thương hiệu và nhận được nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực thuộc ngành nghề của mình, trong đó thủy điện luôn dẫn đầu. Chỉ trong thời gian hơn 3 năm, HAGL đã được cấp phép triển khai 17 dự án thủy điện tại các tỉnh Tây Nguyên, Thanh Hóa và trên nước bạn Lào. Đáng chú ý là dự án thủy điện Nậm Công 2 và Nậm Công 3 thực hiện tại huyện Phu Vông (Lào). Quy mô của 2 dự án gồm tổng công suất lắp máy 111 MW với lượng điện hàng năm 433,35 triệu Kwh (Nậm Công 2 có công suất 66 MW và Nậm Công 3 là 45 MW), dự kiến xây dựng trong 2 năm rưỡi. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án này lên đến 134.951.000 USD, tương đương 2.654 tỷ đồng Việt Nam, thời gian hoạt động của hai dự án 40 năm. Ngày 11-2-2011, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã ký giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho Công ty cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai được phép đầu tư 2 dự án nói trên. Hiện nay đơn vị đang khẩn trương chuẩn bị cho lễ khởi công vào quý I năm 2011 như hoàn tất đường giao thông tuyến dài 27 km và kéo điện thi công đường dây 22 KV từ trung tâm huyện đến công trình. Như vậy, sau công trình Làng SEA Games ở Viêng Chăn trên đất Lào, hiện nay HAGL đã và đang triển khai nhiều dự án, nhiều công trình thuộc các ngành cao su, khai thác khoáng sản và thủy điện, hứa hẹn những thành công lớn.

Không dừng lại ở đó, HAGL vẫn đang tích cực triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép như các công trình thủy điện Đak Lô 1, 2, 3; Ia Drăng 4; Đak Srông 3B; Đak Psi 2B, 2C; Tu Mơ Rông; Buôn Đôn, Buôn Bra; Ia Krel 2… với tổng công suất lên đến 420 MW, tổng vốn đầu tư khoảng trên 7.569 tỷ đồng. Sau khi các công trình hoàn thành thi công đưa vào vận hành sẽ đạt 1,92 tỷ kwh/năm, dự kiến doanh thu 1.344 tỷ đồng/năm (dựa theo mức giá điện hiện nay là 700 đồng/kwh).

Với những gì đã và đang đạt được, một lần nữa khẳng định một vấn đề quan trọng có tính quyết định của HAGL là khi biết chọn gì để đầu tư và đầu tư đúng, đầu tư kịp thời nhất định mang lại hiệu quả. Bài học kinh nghiệm này trong việc làm thủy điện rất đáng để các doanh nghiệp tham khảo học tập qua mô hình Hoàng Anh Gia Lai trong gần 20 năm qua trên vùng đất Gia Lai.
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).