Thưởng Tết Giáp Ngọ-2014: Giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến thưởng Tết năm 2014. Theo tính toán của ngành chức năng, mức thưởng Tết trung bình năm nay giảm 38,6%, lương bình quân chung giảm khoảng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Đại gia cũng thưởng “bèo”

Binh đoàn 15 nhiều năm qua luôn là đơn vị có mức lương thưởng thuộc “top sao” trong hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nếu như Tết Nguyên đán 2013, các công ty trực thuộc Binh đoàn đều có thưởng Tết, mức thưởng ít nhất là 1 tháng lương trở lên thì năm nay không có thưởng Tết.

Sở dĩ có sự “đảo ngược tình thế” một cách đột ngột trên chính là vì đầu ra xuất khẩu sản phẩm cao su gặp khó. “Gần một nửa sản phẩm cao su của Binh đoàn làm ra hiện còn nằm trong kho chưa thể xuất khẩu, sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều nên cán bộ, công nhân không có thưởng là điều khó tránh khỏi”-đại diện Binh đoàn 15, cho biết.
 

Lương thưởng giảm mạnh tác động khá lớn đến đời sống của công nhân cao su. Ảnh Hải Lê
Lương thưởng giảm mạnh tác động lớn đến đời sống công nhân cao su. Ảnh Hải Lê

Lãnh đạo Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên cho biết, năm nay Công ty cũng không có thưởng Tết mà chỉ hỗ trợ Tết cho cán bộ, công nhân viên, mức hỗ trợ là 1 tháng lương/người. Riêng với Chi nhánh tại Gia Lai, tổng mức tiền hỗ trợ Tết vào khoảng 1 tỷ đồng. “Quỹ lương thưởng hạn chế nên Tết năm nay Công ty không có thưởng”- lãnh đạo Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên lý giải.

Trong tình cảnh khó khăn chung, ngành Ngân hàng cũng cùng chung số phận. “Hiện đang còn chờ xếp loại thi đua chi nhánh mới có quyết định chính thức về thưởng Tết nhưng cao nhất sẽ là 1 tháng lương. So với các năm trước, mức thưởng năm nay dự kiến sẽ giảm, may mắn thì duy trì mức thưởng Tết năm 2013”- ông Ngô Văn Đốc-Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Gia Lai, chia sẻ.

 

Kinh tế khó khăn, lương thưởng giảm, người lao động rất khó khăn để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Ảnh Hải Lê
Kinh tế khó khăn, lương thưởng giảm, người lao động rất khó khăn để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Ảnh Hải Lê

Lương, thưởng đua nhau giảm

Với người lao động, thưởng Tết là một nguồn thu quan trọng để tích lũy, đầu tư tái sản xuất hoặc chi tiêu dịp cuối năm, nhất là giúp người lao động có một khoản sắm sửa cho Tết cổ truyền. “Mọi năm tiền vượt sản lượng mủ cao su, tiền thưởng Tết hai vợ chồng cũng có được cả chục triệu đồng dành ăn Tết, đầu tư vườn cà phê. Năm nay không có thưởng, vượt sản lại thấp- chị Lê Thị Nhàn, công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su 74-Binh đoàn 15, lo lắng.

Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Gia Lai, năm nay, toàn tỉnh có 5 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp nhà nước không có kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Âm lịch, còn lại các doanh nghiệp khác đều có dự kiến thưởng Tết. Mức thưởng thấp nhất là 300 ngàn đồng/người, cao nhất là 40,8 triệu đồng/người, bình quân 3,791 triệu đồng/người. So với năm 2013, tiền thưởng trung bình giảm 38,6%, mức thưởng Tết cao nhất cũng giảm 10 triệu đồng so với năm 2013 (40,8 triệu đồng/49,8 triệu đồng).

 

Công nhân trong các doanh nghiệp dân doanh có mức lương, thưởng trung bình thấp hơn so với các khối khác. Ảnh Hải Lê
Công nhân trong các doanh nghiệp dân doanh có mức lương, thưởng trung bình thấp hơn so với các khối khác. Ảnh Hải Lê

Nếu tính bình quân thì mức thưởng Tết cao nhất năm 2013 thuộc về doanh nghiệp nước ngoài FDI (6,105 triệu đồng), tiếp đến là các doanh nghiệp có cổ phần, vốn đầu tư nhà nước (3,890 triệu đồng), thấp nhất là doanh nghiệp dân doanh với mức thưởng (3,869 triệu đồng).

Cũng theo thống kê của Sở, tiền lương bình quân năm 2013 giảm 11% so với năm 2012 (5,163 triệu đồng/5,807 triệu đồng). Trong đó, tiền lương thấp nhất là 1,7 triệu đồng/người/tháng, cao nhất 27 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập tiền lương bình quân giữa các loại hình doanh nghiệp có sự chênh lệch khá rõ rệt: cao nhất là doanh nghiệp nước ngoài FDI (7,387 triệu đồng/người/tháng), tiếp đến là các doanh nghiệp của nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước (4,764 triệu đồng/người/tháng), thấp nhấp là các doanh nghiệp dân doanh (4,123 triệu đồng/người/tháng).

 

Năm 2014 được dự báo vẫn sẽ là một năm khó của nền kinh tế. Ảnh Hải Lê
Năm 2014 được dự báo vẫn sẽ là một năm khó của nền kinh tế. Ảnh Hải Lê

“Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết doanh nghiệp đã cố gắng đảm bảo việc làm, tiền lương và có kế hoạch thưởng vào dịp cuối năm cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy mức thưởng còn hạn chế song đây được coi là nỗ lực, cố gắng không nhỏ của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay”-đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Gia Lai, nhận định.

Trên địa bàn tỉnh còn có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa và Công ty cổ phần Xây dựng và Quản lý sự cố cầu đường Gia Lai đang còn nợ lương người lao động.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.