Thượng nghị sỹ John McCain có vị trí đặc biệt trong quan hệ Việt-Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Hà Kim Ngọc. Ông McCain còn là một người bạn dành được nhiều tình cảm của người dân Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã qua đời ở tuổi 81 tại quê nhà Arizona. Là một quan chức cấp cao và uy tín của Mỹ, ông luôn dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam và luôn đau đáu thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ theo chiều hướng tích cực. Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai dân tộc. Với những đóng góp tích cực của mình, ông đã có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ.
ừ trái qua Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ, cựu Ngoại trưởng John Kerry và Tổng thống George H.W. Bush trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng về thông tin Việt Nam cung công cấp liên quan đến các binh sĩ Mỹ mất tích tại Đông Nam Á. Ảnh: Reuters
Từ trái qua Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ, cựu Ngoại trưởng John Kerry và Tổng thống George H.W. Bush trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng về thông tin Việt Nam cung công cấp liên quan đến các binh sĩ Mỹ mất tích tại Đông Nam Á. Ảnh: Reuters
Thượng nghị sỹ John McCain phát hiện mình bị ung thư não tháng 7/2017 và đã vắng mặt tại quốc hội Mỹ trong năm 2018. Ông McCain đại diện cho bang Arizona tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong vòng 35 năm. Ông từng vận động làm ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa trong năm 2000 và ra tranh cử Tổng thống năm 2008 nhưng đều thất bại. Ông từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và dự luật chính sách quốc phòng Mỹ đã được đặt theo tên ông.
Từ một tù binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phi công hải quân Mỹ John McCain đã trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Ở góc độ quan hệ giữa hai chính phủ, sau khi trở thành một chính trị gia kỳ cựu, ông McCain luôn tìm cách thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông là một trong hai nhân vật năng nổ nhất (cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry) hối thúc và vận động các chính quyền Mỹ khi đó bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Kết quả năm 1994, Thượng viện Mỹ thông qua giải pháp do John Kerry và John McCain bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước một năm sau đó.
Đánh giá về đóng góp tích cực của Thượng nghị sỹ John McCain đối với quan hệ Việt-Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Hà Kim Ngọc cho rằng, Thượng nghị sỹ John McCain là một nhân vật lịch sử và có thể nói ông là biểu tượng của quá trình hòa giải của quan hệ Việt-Mỹ.
“Cùng với Thượng nghị sỹ John Kerry và nhiều nghị sỹ khác hồi thế hệ Việt Nam như ông Patrick Leahy hay Jim Webb có thể nói là đã đi tiên phong trong quá trình bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Mỹ. Tôi còn nhớ là vào những thời khắc khó khăn nhất của quan hệ hai nước, khi mà vẫn còn những tiếng nói nghi kỵ, thậm chí là chống lại quan hệ Việt-Mỹ thì Thượng nghị sỹ John McCain và Thượng nghị sỹ John Kerry và các nghị sỹ khác đã đóng vai trò quyết định làm cho tiến trình bình thường hóa đó không thể đảo ngược được. Có thể nói gọn lại là Thượng nghị sỹ John McCain là người có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước và sau này khi chúng ta xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Thượng nghị sỹ John McCain đã có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ”, Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Hà Kim Ngọc. Ảnh: Zing.vn
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ - Hà Kim Ngọc. Ảnh: Zing.vn
Không chỉ đóng góp tích cực vào quan hệ Việt-Mỹ từ góc độ chính phủ, Thượng nghị sỹ John McCain còn là một người bạn của Việt Nam và đã dành được nhiều tình cảm của người dân Việt Nam ở nhiều cấp độ. Ông đã để lại một ấn tượng sâu sắc với những người đã từng tiếp xúc với ông từ cấp cao cho tới cánh phóng viên và người dân bình thường.
Đại sứ Hà Kim Ngọc chia sẻ ông có nhiều kỷ niệm với Thượng nghị sỹ John McCain và sự ra đi của Thượng nghĩ sỹ là một mất mát lớn cho quan hệ giữa hai nước.
“Tôi cũng có một may mắn là gặp Thượng nghị sỹ John McCain khá sớm, từ đầu những năm 1990 khi Thượng nghị sỹ John McCain cùng với Thượng nghị sỹ John Kerry là thành viên của một ủy ban đặc biệt về người Mỹ mất tích và tù binh Mỹ trong chiến tranh. Khi đó, trở ngại để đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước còn rất lớn. Tôi cũng đã có nhiều dịp được đón Thượng nghị sỹ John Kerry cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và đã có dịp tháp tùng Thượng nghị sỹ John McCain đi Việt Nam hoặc là người phiên dịch trực tiếp cho Thượng nghị sỹ John McCain trong mỗi chuyến đi công tác tại Việt Nam. Điều tôi cảm nhận sâu sắc nhất ở đây là cái tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo và quyết tâm chính trị rất lớn của Thượng nghị sỹ John McCain trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mặc dù gặp phải những trở lực rất lớn trong nội bộ”, Đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết.
Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, ông John McCain vẫn đóng vai trò là người đi tiên phong trong việc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam kể cả khi đã lâm bệnh hiểm nghèo.
“Thượng nghị sỹ vẫn rất luôn quan tâm đến hợp tác Việt Nam, rồi quan tâm tới vấn đề biển Đông, quan tâm đến chương trình cá da trơn ảnh hưởng đến những người nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu long như thế nào. Có thể nói, đối với tôi thì Thượng nghị sỹ là một biểu tượng, một tượng đài cho quan hệ Việt-Mỹ, của tinh thần hòa giải, bước qua những mặc cảm để đi đến bình thường hóa và tiếp tục thúc đẩy quan hệ với một đối tác mà trước đây là cựu thù. Tôi hết sức kính trọng, ngưỡng mộ và cũng xin được bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất đến bà Cindy McCain cùng các thành viên gia đình Thượng nghị sỹ John McCain”, Đại sứ Hà Kim Ngọc chia sẻ.
Mặc dù Thượng nghị sỹ John McCain đã qua đời nhưng những đóng góp đối với quan hệ Việt-Mỹ cũng như tình cảm của ông dành cho Việt Nam sẽ mãi được trân trọng và đánh giá cao.    
Phạm Huân (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.