Thú vui quay về quá khứ của người trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối tuần, nhiều bạn trẻ tìm cảm giác thư giãn bên ly cà phê, trong không gian xưa rồi cùng chuyện trò, hoài niệm. Đấy là cách mà nhiều bạn trẻ chọn để giải tỏa những áp lực, căng thẳng và bộn bề của cuộc sống.
Bạn trẻ thích thú khám phá chiếc máy đánh chữ cổ
Bạn trẻ thích thú khám phá chiếc máy đánh chữ cổ

"Mình thích chiếc bàn máy may này, lần nào đến mình cũng chọn chỗ này để ngồi. Cảm giác nhớ cái bàn may của bà nội mình ngày xưa, mỗi lần tết đến là bàn may của nội hoạt động hết công suất vì phải may cho đàn cháu mỗi đứa một bộ đồ mới"-ĐẶNG HOÀNG KHƯƠNG, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Cùng nhau sống lại thời ông bà
Những căn nhà với không gian nhỏ nhắn, những bức tường loang lổ vì thời gian, những chiếc xe cũ kỹ, những vật dụng có từ thời xa xưa... nhìn đâu cũng nhuốm màu thời gian nhưng lại đang thu hút lớp người trẻ hiện đại.
Họ thích gì ở những nơi này? Họ thích những thứ thuộc về thời gian ấy, họ muốn tìm bình yên nơi phố xá xô bồ, muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc qua câu chuyện của từng món đồ xưa cổ ấy...
Với những quán cà phê theo phong cách này, đa phần đều có chung nét đơn giản, mộc mạc và cổ xưa. Từ biển hiệu đến cái thực đơn, cái chảo cháy đen hay chiếc ti vi trắng đen, những quyển sách vàng ố lủng lỗ chỗ nằm gọn gàng trong kệ tủ và không lẫn vào đâu được... Tất cả đã tạo nên một không gian vô cùng độc đáo mà nhiều người trẻ đến đây ví như được sống lại thời của ông bà mình.
Tại một quán cà phê có không gian cổ xưa ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), Trần Thị Cẩm Tiên, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thích thú khám phá chiếc máy đánh chữ cổ. Tiên nói với đám bạn: “Cái này hay lắm. Thời mình sinh ra đâu còn cái này nữa, mình nhớ không lầm thì chắc năm nay cái máy này cũng giỗ lần thứ mấy mươi rồi đấy. Ở quê mình, nói về những thứ có từ thời xưa và không còn sử dụng nữa thì họ thường ví như vậy đó”.
Nói xong cả Tiên và các bạn cười sảng khoái, rồi họ vừa nhâm nhi những tách trà, vừa tìm về lịch sử nhờ kiến thức góp nhặt của từng thành viên. Lâu lâu thắc mắc cái gì họ lại hỏi chủ quán hoặc lên tra “Google”.
“Mình thích chiếc bàn máy may này, lần nào đến mình cũng chọn chỗ này để ngồi. Cảm giác nhớ cái bàn may của bà nội mình ngày xưa, mỗi lần tết đến là bàn may của nội hoạt động hết công suất vì phải may cho đàn cháu mỗi đứa một bộ đồ mới. Nhưng từ nhiều năm nay, mắt nội kém nên chiếc bàn may đã bán rồi, nên mỗi lần ngồi đây cứ bồi hồi nhớ lại”, Đặng Hoàng Khương, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ.
Những góc ảnh đẹp trong không gian cà phê hoài cổ
Những góc ảnh đẹp trong không gian cà phê hoài cổ
Mỗi món đồ cổ là một câu chuyện
Điều đặc biệt đa phần chủ nhân của những quán cà phê theo phong cách cổ xưa này đều là những bạn trẻ.
Lúc đầu, khi đến quán cà phê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận) do tò mò với chiếc bát có hoa văn từ thời xưa đã sứt mẻ, nhưng không biết sử dụng vào mục đích gì nên chúng tôi gọi chủ quán để hỏi. Mọi người đều ngỡ ngàng khi thấy chủ quán còn khá trẻ và càng thú vị hơn khi được nghe anh kể về đam mê sưu tầm đồ cổ trước khi thành lập quán cà phê theo phong cách này.
Anh chủ quán Đoàn Đức Nghĩa (30 tuổi) cho biết trước đây làm trong ngành xây dựng, nhưng vì quá áp lực và căng thẳng trong công việc nên anh đã nghỉ việc để bắt đầu đam mê của mình. Anh kể từ nhiều năm trước, mỗi khi rảnh là anh lại lượn lờ ở những khu chợ hay những nơi bán đồ cổ, thấy món đồ nào thích và hợp túi tiền là anh liền “tậu” về. Mỗi món đồ ở đây đều có một câu chuyện, nên khi những người trẻ đến đây uống cà phê tò mò là anh lại say sưa kể về chúng.
“Tất cả vật dụng ở quán khách đều có thể thoải mái cầm nắm và khám phá. Nhiều quán người ta sẽ không cho phép như vậy vì sợ bị hư hỏng do những món đồ này rất giá trị. Nhưng mình muốn khách đến với quán không chỉ được nhìn ngắm mà còn được sử dụng mọi thứ để có thể sống lại những năm tháng xa xưa”, anh Nghĩa tâm đắc. Đấy cũng là lý do vì sao quán lại có cái bát trên bàn vì nó được dùng để thay thế chiếc gạt tàn.
Chuẩn bị cho mình tươm tất với bộ áo dài thời “Cô Ba Sài Gòn”, Nguyễn Thị Tường Vi (25 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) lại thích thú với những bức tường nhuốm màu thời gian cùng những chiếc xích lô cổ.
“Đến đây mà không chụp hình thì phí lắm, mỗi lần đến mình chọn những góc khác nhau để chụp vì có rất nhiều góc ảnh “bao nghệ”. Chụp ảnh ở đây thì tha hồ hứng “cơn bão like” vì toàn những khung cảnh đậm chất Sài Gòn xưa. Mặc áo dài này, ngồi lên chiếc bàn may trong không gian ngôi nhà nhuốm màu thời gian này thôi là đủ “chất lừ” rồi”, Vi không giấu được sự thích thú.
Nữ Vương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.