Thoát nghèo nhờ Ngân hàng Chính sách Xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vẫn bị xem là vùng đất nghèo của tỉnh, nhưng diện mạo cuộc sống của nhiều người bản địa ở Kông Chro đã có một sinh khí mới. Cùng với các chính sách ưu tiên dành cho người dân tộc thiểu số của Nhà nước, một tư duy mới, khát vọng mới đã làm thay đổi hẳn nếp nghĩ, cách làm lạc hậu đã tồn tại từ nhiều thập kỷ trước…

Đứng giữa căn nhà rẫy mát rượi, phóng tầm mắt về bốn phía, già Đinh Nghiơr, làng Đê Kram, xã An Trung chậm rãi giới thiệu: “Phía Đông, phía Tây kéo đến chân ngọn núi kia là diện tích mía và đậu xanh, còn lại là hơn 1 ha lúa nước. Toàn bộ diện tích này mình mới đầu tư trồng mía và đậu xanh thôi, nhưng năng suất khá”. Theo một cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, tổng diện tích gieo trồng của nông dân này trên dưới 10 ha. Với đàn bò gần chục con, đàn gà hàng trăm con thả vườn, cùng đàn heo giống… tạo thành mô hình trang trại khép kín mang lại cho gia đình Đinh Nghiơr thu nhập 300-400 triệu đồng/năm. Thế nhưng ít ai biết rằng, cách đây vài năm, già Nghiơr còn bạc đầu nghĩ về số phận chìm nổi cùng tương lai của 5 đứa con đều đến tuổi dựng vợ, gả chồng.

 

Vợ chồng già Đinh Nghiơr trên ruộng đậu xanh. Ảnh: H.N
Vợ chồng già Đinh Nghiơr trên ruộng đậu xanh. Ảnh: H.N

Sau giải phóng, trở về làng với những chiến công vẻ vang nhưng Đinh Nghiơr đau xót thốt lên khi chứng kiến cái nghèo của buôn làng. Ông kể: “Nhà cửa xác xơ, đất đai rộng lớn để cỏ ăn vào tận chân cầu thang nhà sàn. Nhưng cái chân cái tay của người làng không muốn đi làm. Cái bụng chỉ thích uống rượu, thích hội họp vui chơi. Bao nhiêu năm cầm súng đánh giặc, khi về làng mình chỉ có hơn 3 triệu đồng Nhà nước cho là tài sản duy nhất. Mình không có đất. Có bao nhiêu tiền đều mang ra thuê người khai hoang để trồng lúa, cái bụng của 5 đứa con lúc nào cũng đói”.
 

Ông Đinh Văn Nghĩa-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận định: “Chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để thoát nghèo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là chính sách rất nhân đạo, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Bình quân hàng năm có khoảng 500-700 hộ nghèo trong huyện được tiếp cận với nguồn vốn này và có ý thức sử dụng vốn vay đúng mục đích nên cải thiện cơ bản đời sống. Ngoài được vay vốn, họ được tiếp cận với nhiều chương trình tập huấn khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi do Ngân hàng phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện”.

Khi vừa đuổi được cái đói thì cũng là lúc Nhà nước có chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển kinh tế. Vượt lên tư duy của người làng đã bao đời, cho rằng Yàng có cho mưa thuận gió hòa thì mới mang lại mùa màng tươi tốt, con người không thể tác động, vay tiền Nhà nước không để làm gì. Cái bụng Đinh Nghiơr nghĩ khác. “Mình đã đi kháng chiến, được bộ đội dạy cho bao nhiêu cái mới, phải thay đổi cách nghĩ, cách làm”-Nghiơr nghĩ thầm. Thế rồi, cũng chính ông là người đầu tiên đến nhờ cán bộ ngân hàng hướng dẫn cách làm đơn vay vốn trong sự nghi hoặc của nhiều người làng.

“Tiền ngân hàng cho vay không nhiều, nếu không biết cách sử dụng thì tiền sẽ “chạy” đi mất. 15 triệu đồng không lớn nhưng nó chạy mất thì lấy gì mà trả cho Nhà nước”-ông hóm hỉnh nói. Nhờ một vài gợi ý của cán bộ huyện, ông mua hai con bò cái. Hơn hai năm sau, đàn bò của ông đã tăng lên 8 con với giá trị cả trăm triệu đồng. Bán bò lấy tiền đầu tư trồng mía, trồng đậu xanh trên diện tích đất sẵn có, mỗi năm ông thu nhập 100-150 triệu đồng với hai loại cây trồng cho giá trị kinh tế này. Mới chỉ thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ vài năm nay nhưng với nhiều người dân, việc Đinh Nghiơr làm giàu từ hai con bò đã làm họ thay đổi hẳn suy nghĩ và tìm đến ông học cách làm giàu.

Ở tuổi gần 80, hàng ngày ông vẫn lên rẫy. Khi ra ruộng mía, khi lên ruộng đậu, khi dắt mấy con bò cột rải rác quanh rẫy cho chúng gặm cỏ. “Không đi làm là mình đau”-ông trần tình khi cáo lỗi chúng tôi để đeo chiếc gùi trên tấm lưng đã còng xuống vì thời gian để lên ruộng đậu xanh đang vào mùa chín rộ.

Gia đình Đinh Chrinh, làng Hle Ktu, thị trấn Kông Chro cũng như nhiều hộ nghèo khác trong thị trấn, với số tiền 10 triệu đồng được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay, “mình phải khéo xoay mới lọt”-Chrinh nói. Chỉ mua được một cặp bò cái và một con dê mẹ từ số tiền vay được, nhưng Chrinh đã thu hái thành quả. Dê mẹ sinh sản nhanh, chỉ một năm sau anh đã có thêm 6 dê con. Chrinh đổi một con bò lấy đất trồng trọt, con còn lại để sinh sản. Sau đó bán dê để lấy tiền đầu tư trồng đậu, trồng mía. Đồng vốn ít ỏi nhưng “khéo xoay” như lời Chrinh đã giúp anh giải quyết khá nhiều việc. Từ một hộ nghèo, đến nay anh đã có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm với 1 ha bắp, 1 ha đậu xanh, 5 con bò, 8 con dê. Chrinh kết luận: “Đồng vốn như một cú hích, khơi lên khát vọng thoát khỏi đói nghèo, thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình”. Anh còn khoe, bốn đứa con đều được đi học, đứa lớn đã lên lớp 10, đứa nhỏ lớp 6.

 

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.