Thị xã An Khê: Bất cập trong công tác chỉnh trang đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau hơn 7 năm lên thị xã nhưng nhìn những con đường và những khu vui chơi ở thị xã An Khê, Gia Lai người ta có cảm giác như đang ở một thị trấn huyện. Trong khi đó, hàng năm số tiền đầu tư cho công tác chỉnh trang đô thị gần 1 tỷ đồng. Người dân ở đây đang đặt câu hỏi bao giờ bộ mặt đô thị mới thay đổi để xứng đáng với một trung tâm kinh tế của các huyện phía Đông…
Từ chuyện rác tràn ra vỉa hè
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây tại cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê đã có ý kiến phản ánh tình trạng này. Nhiều người dân đã gọi đến Văn phòng thường trú Báo Gia Lai tại thị xã An Khê phản ánh tình trạng rác thải đổ ra đường. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã đi quan sát nhiều con đường và tận mắt chứng kiến. Dọc theo đường Quang Trung hàng chục túi đựng rác để chơ chỏng bên lề đường khiến ai đi qua cũng bịt mũi và đi thật nhanh và không hiểu vì sao tại thị xã này có quá ít thùng rác công cộng.
Rác đổ ra lòng lề đường. Ảnh: V.H
Rác đổ ra lòng lề đường. Ảnh: V.H
Có lẽ vậy nên người dân đã đựng rác vào bao nilon và để tràn ra lòng lề đường. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn- Trưởng phòng Quản lý Đô thị thị xã An Khê cho biết: “Hiện nay ở thị xã có 105 thùng rác công cộng  được để ở các con đường nhằm thu gom rác”(?). An Khê không có đội vệ sinh môi trường đô thị nên thị xã đã hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Hoa Thiện thu gom rác và làm một số việc để chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Công ty này thu gom rác theo phiên ở những con đường nên trong một ngày sẽ có những con đường rác không được thu gom. Cũng chính vì lý do này mà những thùng rác và bao rác được người dân bỏ ra chưa được thu gom bốc mùi hôi thối khiến hành khách đi đường rất khó chịu. Không chỉ đường Quang Trung mà các con đường khác như Đỗ Trạc, Chu Văn An, Trần Quang Diệu… rác vẫn bị người dân bỏ ra đường.
Bên cạnh việc rác thải không được bỏ vào thùng, thì việc lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán và chứa vật liệu xây dựng đang trở thành nỗi bức xúc của người dân nơi đây. Cùng với đó thì người dân xây nhà đổ vật liệu lên lề đường, xà gồ. Trời nắng gió, khiến bụi bốc lên mù mịt. Trời mưa thì nước, cát chảy ra đường làm tắc các điểm thoát nước. Trên đường Quang Trung hàng chục hộ gia đình buôn bán hàng hóa đã chiếm lề đường, thậm chí tràn xuống cả lòng đường, người đi bộ đến đây đành phải bước xuống lòng đường mà đi. Có hộ gia đình còn đưa cây cảnh lớn để ngay trên lề đường và coi đó như phần đất của mình. Theo người dân phản ánh tình trạng này có từ lâu nhưng xem chừng các cơ quan chức năng của thị xã vẫn còn thờ ơ.
Đến chuyện chỉnh trang và quản lý các công trình công cộng
Theo hướng từ TP. Pleiku xuống thị xã An Khê vừa đi qua cầu sông Ba người đi đường sẽ nhìn thấy một chiếc cổng chào rất đẹp nhưng nếu nhìn kỹ sẽ giật mình khi lá cờ cắm trên đó đã ố màu, cũ kỹ. Cùng với đó, tại khuôn viên Hội trường 23-3 (02- Hoàng Hoa Thám) trong đó có nhiều cơ quan của thị xã như Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh- Truyền hình, Thư viện và các sân bóng đá, bóng chuyền… do buông lỏng quản lý nên hàng đêm có nhiều đối tượng sống lang thang vào đây ngủ qua đêm, chai lọ, rác thải vứt tứ tung.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay UBND thị xã An Khê đã giao cho Phòng Quản lý Đô thị thực hiện dự án phát triển cây xanh trên địa bàn. Nhưng không biết dự án này sẽ triển khai đến đâu nhưng hiện nay đi trên đường Quang Trung thì thấy những cây lớn, cây nhỏ nghiêng ngả, đoạn trồng cây bạch đàn, đoạn trồng cây xà cừ, phi lao…  Cũng trên con đường này hệ thống vỉa hè đã hư hỏng, tấm lát tróc lên trơ trọi. Bên cạnh đó, có cây được xây bồn, có cây không, người dân tấp các vật thải ra gốc cây tạo thành những đống rác to.
Ông Lê Thanh Tâm- Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết: “Chúng tôi đang chỉ đạo các ngành chức năng tích cực thực hiện công tác này, nhưng do kinh phí có hạn nên đến nay việc này cũng chưa thực hiện được nhiều. Thời gian tới thị xã sẽ tiếp tục chỉ đạo gay gắt để không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, và sẽ thực hiện thu gom rác đúng giờ”.
Vĩnh Hoàng
  

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).