Thị trường xăng dầu sắp có sự tham gia của nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Dự án lọc dầu Nghi Sơn chuẩn bị đi vào hoạt động. Theo đó, thị trường xăng dầu sẽ có sự tham gia của cả nước ngoài, kể cả việc phân phối trong phạm vi sản phẩm của họ.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc để quá lâu độc quyền doanh nghiệp, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “Trước đây hầu như chúng ta chỉ có Petrolimex, xăng dầu Dầu Khí, Xăng dầu Quân đội. Trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng thực hiện thị trường đối với phân phối xăng dầu.

Thực hiện nghị định 84 Chính phủ, chúng ta đã có 12 đầu mối nhập khẩu xăng dầu và phân phối xăng dầu bao gồm cả tư nhân, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xăng dầu cho nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước.

Độc quyền trong ngành xăng dầu và ngành điện có tính lịch sử. Trước đây, tất cả các yêu cầu xăng dầu do Tổng công ty xăng dầu đảm nhận, đến nay chúng ta cho phép doanh nghiệp đầu mối khác. Nhưng do vai trò của Tổng công ty xăng dầu và hệ thống phân phối hình thành nhiều năm nay, nên thị phần phân phối của Petrolimex chiếm khoảng 60% - là lực lượng chủ lực trong đáp ứng nhu cầu xăng dầu cả nước. Nếu không có tập đoàn/tổng công ty nhà nước vì lợi ích đất nước, chịu lỗ, theo yêu cầu Chính phủ trước yêu cầu của đời sống nhân dân họ vẫn duy trì hoạt động

Thực hiện Nghị định 84, hiện nay việc đa dang hóa các hình thức phân phối xăng dầu, thành phần tham gia vào ngành xăng dầu bước đầu thực hiện.

Tôi tin rằng nếu chúng ta kiên trì thực hiện Nghị Định 84, thị trường xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc có liên quan đến lợi ích nhóm trong điều hành xăng dầu hay không và có sự lệch nhau trong điều hành giữa hai bộ Tài chính – Công thương không, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: “Việc điều hành xăng dầu là trách nhiệm của Chính phủ, đầu mối giao cho liên bộ Tài chính – Công thương. Khi làm tham mưu cho CP, hai bộ cố gắng làm hết trách nhiệm. Đại biểu có nói đến việc có sự khác nhau giữa hai bộ. Tôi xin khẳng định không có sự khác nhau giữa hai bộ. Ý kiến chỗ này, chỗ kia là ở những hội thảo khoa học. Còn chính thống thì không có sự khác biệt nào.

Về lợi ích nhóm, theo tinh thần Nghị định 84, tinh thần động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, hiện nay có 12 DN đầu mối xăng dầu nhưng các đầu mối này không phải thuộc 1 bộ nào cả… Cho nên không có cơ sở nói là lợi ích nhóm. Sắp tới, theo quyết định của Chính phủ sẽ triển khai  dự án lọc dầu Nghi Sơn. Theo đó, sẽ có sự tham gia của cả nước ngoài, kể cả việc phân phối trong phạm vi sản phẩm của họ.

Nếu đúng như lời Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nói thì đây là lần đầu tiên thị trường xăng dầu Việt Nam có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài.

 

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm